[Phan Ngọc Thiên gởi đến blog]
Bao giờ núi Ấn hết tranh
Sông Trà hết nước anh đành xa em
Ngó lên Thiên Ấn nhiều tranh
Liều mình lén mẹ theo anh phen này
Sớm mơi xuống Quán Cơm em thấy hòn núi Hó
Chiều qua Đồng Có em thấy hòn núi Tròn
Về nhà than với chồng con
Ra đi gan nát dạ mòn vì đâu
Ai về núi Ấn sông Trà
Có thương cô bậu ghé nhà mà thăm
Sông Trà sát núi Long Đầu
Nước kia chảy mãi rồng chầu ngày xưa
Núi Long Đầu lưu danh hậu thế
Chùa Thiên Ấn ấn để hậu hoàng
Ai về xứ Quảng cho nàng về theo
Ai về núi Bút, Quán Đàng
Núi bao nhiều đá dạ thương chàng bấy nhiêu
Ba La, Vạn Tượng, Cầu Mông
Chạy quanh chạy quéo cũng về đồng Ba La
Ai về Cỗ Lũy cô thôn
Nước sông Trà Khúc sóng dồn lăn tăn
Ai về quê ấy Nghĩa An
Ghé thăm phong cảnh Chùa Hang, Bàn Cờ
Tư Nghĩa, Cửa Đại là đây
Gành Hàu, núi Quế đá xây nên chùa
Dưới thời bông súng nở đua
Ngó lên trên chùa đá dựng kiểng giăng
Ngó qua bên xóm Trường An
Ngó xuống hòn Sụp cát vàng soi gương
Sơn Tịnh có núi Chân Trâu
Có bàu ông Xá, có cầu Rừng Xanh
Bao giờ rừng Thủ hết gai
Sông Trà hết nước mới sai lời nguyền
Tai nghe anh lấy vợ Ba La
Ruột đau từng chặng, nước mắt ra từng luồng
Ba La đất tốt trồng hành
Đã xinh con gái lại lành con trai
Vạn Tượng những chông, những gai
Con gái mốc thích con trai đen sì
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Ân Phú với anh thì về
Ân Phú có ruộng tứ bề
Có sông tắm mát, có nghề mạch nha
Hỏi thăm qua chú bán quynh
Thấy ngoài Bến Ván, Trì Bình gặt chưa?
Bến Ván bán tới Quán Cơm
Gặt chưa không biết, thấy hai cây rơm ú ù
Cò bắt lươn cò trườn xuống cỏ
Lươn bắt cò cò bỏ cò bay
Từ ngày xa bạn đến nay
Đêm đêm tưởng nhớ, ngày ngày trông luôn
Kể từ Cầu Ván, Ao Vuông
Bước qua Quán Ốc lòng buồn lụy sa
Quán Cơm nào quán nào nhà
Ngóng ra Trà Khúc trời đà rạng đông
Buồn lòng đứng dựa ngồi trông
Ngó vô Hàng Rượu mà không thấy chàng
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ con cá bống sông Trà kho tiêu
Phải đâu chàng nói mà xiêu
Tại con cá bống tại niêu nước chè
Chim mía Xuân Phổ
Cá bống sông Trà
Kẹo gương Thu Xà
Mạch nha Mộ Đức
Mứt gừng Đức Phổ
Bánh nổ Nghĩa Hành
Đậu xanh Sơn Tịnh
Cô gái lòng son
Không bằng tô don Vạn Tượng
Nghèo thì nghèo, nợ thì nợ
Cũng cưới cho được con vợ bán don
Mai sau nó chết cũng còn cặp ui
Sơn Tịnh đường đinh
Sa Huỳnh muối trắng
Bậu về nhớ ghé Ba La
Mua cân đường phổi cho ta với mình
Muối Xuân An, mắm Tịnh Kỳ
Khoai lang dưới Trảng, gạo thì Đường Trung
Ai về Cỗ Lũy, Xóm Câu
Nhớ mua đôi chiếu đón dâu về làng
Gái Thanh Khiết giỏi nghề cải giá
Trai Sung Tích chuyên dạ kén dâu
Bao giờ Thiên Mã sang sông
Thì làng Mỹ Lại mới không công hầu
Mía ngọt tận đọt
Heo béo tận lông
Cổ thời mang sông
Tay cầm lóng mía
Vừa đi vừa hít
Cái đít sưng vù
Sông Trà Khúc ai mà tát cạn
Rừng Trà Bồng ai đẵn hết cây
Anh mà đi với thằng Tây
Em đành phải dứt hết dây nghĩa tình
Ai về Sơn Tịnh quê ta
Đừng quên chiến thắng Ba Gia lẫy lừng
Tiếng đồn du kích Tịnh Khê
Lính đi mất xác, quan về mất lon
Ai về Cổ Lũy Cô Thôn
Quê ta Quảng Ngãi mồ chôn quân thù
Chèo ghe xuống Trạm múc dầu
Hỏi thăm chú lái nhức đầu khá chưa
Chưa khá tui bẻ nồi lá cho xông
Mồ hôi tui quạt, ngọn gió lồng tui che
Con mèo trèo lên tấm vách
Con chó dưới ngạch ấm ách chó tru
Thương anh kẻ oán người thù
Lên chùa Thiên Ấn mà tu cho rồi
Chẻ tre bện sáo ngăn sông
Đến khi đó vợ đây chồng mới hay
Chẻ tre bện sáo cho dày
Ngăn sông Trà Khúc đợi ngày gặp em
Qua chùa núi Hó thắp bó nhang vàng
Xin cho bạn cũ lại hoàn như xưa
Trông trời chẳng thấy trời mưa
Rồng đi lấy nước rồng chưa kịp về
Lựu tìm đào, đào chẳng tìm lê
Lên non tìm quế, quế về rừng xanh
Trách ai treo ngọn thắt ngành
Cho chàng xa thiếp cho anh xa nàng
Nhà em có bụi mía mưng
Có con chó dữ, anh đừng lại qua
Qua lại chi cho nàng mang tiếng
Rước khách qua đường sớm viếng chiều thăm
Mía sâu có đốt
Nhà dột có nơi
Tui thấy vui tui mới đến chơi
Ai ve các chị mà làm hơi quá chừng
Lên non tìm quế, ra Huế tìm chồng
Đến đây tìm bạn ruột bầm như dưa
Làm vầy đã thắm tình chưa
Một mình em đứng giữa mưa em chờ
Ba năm quế gãy còn cành
Bình hương tan nát, miếng sành còn thơm
Nhà bà có ngọn mía mưng
Có cô gái út mà ưng ông già
Trồng trầu tưới nước cho vông
Cảm thương cây quế đứng trông một mình
Em nguyền cùng anh một miếng tóc mai
Trước chùa Quan Thánh, nghe lời ai anh bỏ nàng
Thương tằm cởi áo bọc dâu
Tưởng người có nghĩa hay đâu bạc tình
Ai về Quảng Ngãi quê ta
Mía ngon, đường ngọt, trắng ngà, dễ ăn
Mạch nha, đường phổi, đường phèn
Kẹo gương thơm ngọt ăn quen lại ghiền
Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013
8 Gặp mặt 25 năm - Phân công công việc
[Minh Ánh]
Hi all,
Tập hợp tất cả ý kiến của các bạn SG, QN, chương trình vẫn ko thay đổi bao nhiêu, mình tóm lại nha:
I/ Công tác chuẩn bị:
(mình nên tên chính để chịu trách nhiệm nhưng khi thực hiện tất cả các bạn thấy gì hay thì liên lạc bổ sung ý kiến cho hoàn thiện nha)
- Thư ngỏ: Khiếu soạn gửi chính thức trên blog
- Thiệp mời: Thiên
- Thành phần tham dự:
- Bạn bè C1 và gia đình
- Các Thầy Cô: Thế, KA tìm hiểu chuẩn bị danh sách sớm (như Ân nói ngoài Thầy Cô cấp 3, sẽ mời các thầy Cô cấp 2: Cô Hiệp, Ánh, Kim Anh, Thầy Minh Anh, Hưỡn, Dân, Thảo,...Thầy Lượng, Huỳnh Anh,... )
- Các bạn thân thiết: Anh Thư, Nga Liên, Phong, Lãm, Duy Ngọc,....
- Quà lưu niệm kính tặng Thầy Cô: ý tưởng của Khiếu, Mây Hồng, Thiên,...cuối tháng 4 chốt để còn đặt họ làm.
- Nhiếp ảnh gia: Tấn Thế
- MC chương trình: Ngọc Thiên, Cam Ly
- Thiết kế chương trình: Thiên, Khiếu, Ân, Tâm, Thế: chuẩn bị chương trình ca nhạc hoành tráng về Trường, lớp Thầy Cô, bạn bè, Quảng ngãi (tui đăng ký tiết mục tốp ca nữ: "Ở trường Cô dạy em thế!", ....
- Tài chính: nguồn từ:
- Mạnh thường quân : trong lớp và bên ngoài
- Thành viên lớp: bình quân 2M/gia đình, đây là mức thống nhất của khoản 50% thành viên lớp...
Nhà hàng đêm thứ 1: Mình ko biết gì về nhà hàng QN nhưng tiêu chí là ấm cúng vì vậy đã hủy Phương Đông vì quá rộng, 50,60 bàn sẽ loãng, nhiều ý kiến thích Hùng Vương, bạn Thiện Tâm hội ý và quyết vụ này, trang trí không gian thì Tâm cùng các bạn QN lo luôn, bạn Thiên và các bạn SG bổ sung ý tưởng nha (mình dự đoán đêm thứ 1 khoản 10 bàn).
Ngày thứ 2: Hướng Mỹ Khê...
- Thuê xe: khoảng 2 xe 30 chỗ, ngoài ra còn có xe riêng của các bạn QN, mình thích đi xe máy nên nếu ko đủ xe 1 nhóm đi với mình, " tìm lại cảm giác ngày xưa...", bạn nào lo vụ này Thiện Tâm phân công nha
- Khách sạn Mỹ Khê: Tấn Thế (trên tinh thần đêm ko ngủ nên số lượng phòng ốc chỉ cần 50-70% là được rồi)
- Mồi cho mọi người lai rai: Ánh, KA
- Tri ân, gặp mặt Thầy Cô và gặp gỡ đông đủ bạn bè sau hơn 25 năm sẽ thật cảm động, ấm áp và tràn ngập tình yêu thương, tấm lòng chắc chắn là như vậy nhưng tạo được một không gian để nâng được cảm xúc này cũng quan trọng, các bạn cố gắng nhen!!!
(còn thiếu gì nhờ bà con bổ sung nhé)
II/ Chương trình họp mặt:
1. Ngày thứ 1:
- Từ 7g bắt đầu tập trung càfe Window - Niềm tự hào của C1-88!!! Cafe, chuyện trò, hát hò, phá Thiện Tâm 1 bữa cho ra trò nhé!
- Hơn 10g kéo nhau qua Trường chụp hình kỷ niệm,
- Trưa tự do
- Chiều 5 giờ bắt đầu tập trung, quần áo chỉnh tề, trang trọng (chương trình cụ thể: mua hoa, quà...cách tổ chức ...nhờ Thiên tập hợp ý tưởng post chương trình chi tiết luôn nha)
2. Ngày thứ 2:
- Tập trung trước nhà Đình Nam lúc 6g (Tâm xem gần đó sẽ gửi xe chỗ nào book trước)
- 6.30 lên xe đi "Ba tăng găng", cho các cháu xuống xem câu cá bằng thuyền thúng, đi vòng vòng xem ngọn hải đăng, nếu có hải sản tươi mua lên Mỹ Khê nướng ăn chơi (đây cũng là 1 điểm du lịch đầy kỷ niệm của lớp mình, hình ảnh nhớ nhất là cái xe mini ko phanh trật cóc của BS Phương, vừa đi vừa mang theo cục đá để gõ....)
- 7.30 về lại Mỹ Khê, nếu tiện cho ghé "Bàn chân khổng lồ" tui nhớ là cách bãi biển 1 km, đi vòng vòng, chụp ảnh lưu niệm
- Ăn sáng bánh xèo,... tại Mỹ khê
- Nhận phòng (nếu KS cho nhận sớm), tắm biển.
- Tìm chỗ tập trung lai rai, chuyện trò
- Thiên Chương phát huy vai trò đệ tử của anh Xuân Tiên - CLB tổ chức trò chơi cho các cháu, bạn bè.
- Ăn trưa tại KS, nghỉ ngơi
- Chiều tiếp tục tắm biển, vui chơi, trò chuyện....
- Ăn chiều: KS hoặc có điểm nào gần gần ??? bà con QN đi thị sát trước nhé,
- (vụ ăn uống SG ko nắm tình hình, QN chuẩn bị chương trình ăn uống hai bữa trưa chiều hén...)
- Chương trình tối: (Khiếu và các bạn thiết kế chi tiết thêm vào giúp)
3. Ngày thứ 3:
- Ăn sáng,
- Làm gì đó???? 10g trở về thị xã và chia tay...
Mong các bạn cùng góp ý nhiệt tình để chương trình thật hoàn chỉnh,
Thân,
Minh Ánh
Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013
11 Về gặp mặt 25 năm - thông báo số 2
[Minh Ánh]
Hi all,
Trước hết mình thay mặt bạn bè cảm ơn bạn Ân đã gửi tăng bạn Thanh 1 triệu đồng, mình sẽ trích quỹ 1 triệu nữa, nhờ bạn Thiện Tâm chuyển đến Thanh, Tâm nhé, nay mai Ánh sẽ chuyển vào tài khoản của bạn.
Họp lớp chiều thứ 7 vừa rồi mọi người đều thống nhất và rất hồ hởi vụ 25 năm tại QN, Ánh sẽ thiết kế chương trình một cách thật chi tiết sau khi cập nhật thông tin từ các bạn Quảng ngãi... Ân rất nhiệt tình giới thiệu nhà hàng Phương Đông (chị bạn dì của Ân), website: www.phuongdongwedding.com.vn, thấy rất hoành tráng, giá cả cũng ổn ngoài ra sẽ còn khuyến mãi chiết khấu "gia đình" nữa, Ân và Tâm liên lạc nhau đặt cọc trước chứ lỡ ko còn chỗ nha...
Do quân số cũng đông việc di chuyển nhiều sẽ rất khó sắp xếp vì vậy chương trình sẽ giảm bớt "tham quan", mình biết ý tưởng các bạn cũng hay nhưng thực tế đông người mà ko có "hướng dẫn viên du lịch" nên càng gọn nhẹ càng tốt. Tiêu chí: "Gọn, ấm cúng, tràn đầy tình cảm".
Các bạn nước ngoài ơi!!! Ráng sắp xếp trở về nha, có khi cả đời làm được 1 lần thôi đó... Rất mong các bạn đoàn tụ ở quê hương cùng bạn bè C1-88, rất mong....
Hai tháng chuẩn bị nhưng công việc chi tiết sẽ rất nhiều các bạn cùng cố gắng thật nhiều cho sự thành công của "cuộc gặp mặt sau 25 năm" nha các bạn.
Ánh sẽ gửi chương trình, phân công, kế hoạch,... chậm nhất tối mai nha các bạn, tuần này Ánh cũng nhiều việc quá, mong bà con thông cảm...
Thân,
Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013
2 THÔNG BÁO GẶP MẶT
Alo mọi người ở Sài Gòn,
View Larger Map
Nhân tiện ông bạn Phan Kim Ngọc mới từ Đà Nẵng vào Sài Gòn, và cũng có nhiều ông bạn ở SG có nhu cầu gặp mặt để bàn luận về chủ đề 25 năm gặp mặt của lớp. Trân trọng kính mời và tự mời chúng ta đến dự buổi tiệc tiếp khách và tiếp nhau:
- Địa điểm: SƠN CA 3A - 58D Phan Xích Long, P. 1 - Q.PN
- Thời gian: Trưa thứ 7 tuần này (23/03/2013)
Trân trọng kính mời!
View Larger Map
6 ĐÓNG GÓP Ý KIẾN TỔ CHỨC NGÀY HỌP LỚP 25 NĂM
[Phan Lê Thiện Tâm]
Chào bà con 12C1-88!
Đọc bài viết Họp mặt kỷ niệm 25 năm ngày tốt nghiệp, cơ bản thống nhất với chủ trương của Minh Ánh, tui có thêm một vài ý bổ sung vào chương trình để anh chị em chúng ta xem thử.
Ngày thứ nhất
Ngày thứ nhất
- Sau khi uống cafe xong, khoảng 9 giờ 30 cả lớp chúng ta đến trường Trần Quốc Tuấn để thăm lại mái trường xưa, xem lại lớp 12C1 chúng ta bây giờ như thế nào, chắc chắn chúng ta sẽ có nhiều cảm xúc khi thăm lại mái trường xưa (25 năm rồi còn gì !).
- Chiều, tối: Tự do hoặc có thể chọn họp mặt như phương án của Minh Ánh
Ngày thứ 2: Có 2 phương án để chúng ta lựa chọn (theo ý kiến cá nhân)
1./ Phương án 1: Quảng Ngãi - Chứng tích Sơn Mỹ - Biển Mỹ Khê - Quảng Ngãi.
- 7giờ30 – 8giờ: tập trung tại nhà Đình Nam (vị trí trung tâm, tiện cho việc tập trung), các bạn đến bằng xe gắn máy thì có thể gởi xe lại nhà Đình Nam
- 8 giờ - 10 giờ: Khởi hành và đến thăm chứng tích Sơn Mỹ.
- 10 giờ 30 đến bãi biển Mỹ Khê, nhận phòng khách sạn.
- 11 giờ: Ăn trưa, nhậu lai rai, về phòng nghỉ ngơi hoặc tùy nghi di tản ...
- Chiều: Tắm biển, chơi các trò chơi trên bãi biển, đá bóng, ... hoặc tự do
- Tối: Ăn tối tại nhà hàng Mỹ Khê, đốt lửa trại, sinh hoạt tập thể
2./ Phương án thứ 2: Quảng Ngãi - Bệnh xá Đặng Thùy Trâm – Khu du lịch Sa Huỳnh - Quảng Ngãi.
- 7giờ – 7 giờ 30: Tập trung tại nhà Đình Nam, các bạn đến bằng xe gắn máy thì có thể gởi xe lại nhà Đình Nam (phương án này thì chúng ta phải tập trung sớm vì hành trình xa hơn)
- 7 giờ 30 - 10 giờ 30: Khởi hành và đến thăm bệnh xá Đặng Thùy Trâm
- 11 giờ đến khu Du lịch Sa Huỳnh, nhận phòng khách sạn
- 11 giờ 30: Ăn trưa, nhậu lai rai, về phòng nghỉ ngơi hoặc tùy nghi di tản ...
- Chiều: Tắm hồ bơi, tắm biển, chơi các trò chơi trên biển, ... hoặc tự do
- Tối: Ăn tối tại nhà hàng Sa Huỳnh, đốt lửa trại, sinh hoạt tập thể
Ngày thứ 3:
- Sáng sớm tắm biển, hồ bơi ... hoặc ngủ tuỳ ý
- Ăn sáng, uống café, sinh hoạt tập thể, chuyện phiếm...
- 10 giờ lên xe về Quảng Ngãi
* Ưu, nhược điểm của từng phương án:
1./ Phương án 1:
- Ưu điểm:
- Thăm lại chứng tích Sơn Mỹ, các cháu con của chúng ta sẽ hiểu được câu chuyện chiến tranh về Mỹ Lai, một bài học bổ ích, hiện nay chứng tích Sơn Mỹ đã được xây dựng lại rất qui mô và đẹp.
- Bãi biển Mỹ Khê tắm thật tuyệt vời và an toàn (biển nông, sạch và đông vui vì có nhiều người tắm – mùa tắm biển)
- Thức ăn ngon, rẻ và đa dạng (nhiều nhà hàng, quán xá)
- Nhược điểm:
- Bãi biển Mỹ Khê nhiều người trong chúng ta đã đến một hoặc nhiều lần
- Chổ ở không tập trung - Mình đã liên hệ với công ty du lịch thì người ta bảo khách sạn chỉ chứa khoảng 20 người, nếu nhiều hơn thì chúng ta phải chia ra ở khách sạn tư nhân cách đó khoảng 150m.
2./ Phương án 2:
- Ưu điểm:
- Thăm bệnh xá Đặng Thùy Trâm
- Khu du lịch Sa Huỳnh được xây dựng rất đẹp và tiện nghi
- Chổ ở tập trung trong khu du lịch
- Nhược điểm:
- Không thể tắm biển nhất là các cháu nhỏ vì biển rất sâu và nguy hiểm (trừ những người bơi giỏi)
- Bãi biển không đẹp và đông vui như bãi biển Mỹ Khê
[Theo ý kiến cá nhân thì nên chọn phương án 1 vì bãi biển Mỹ Khê đẹp và an toàn cho các cháu nhỏ khi tắm biển (các cháu nhỏ sẽ thích thú khi tắm biển Mỹ Khê hơn là tắm hồ bơi – Khu DL Sa Huỳnh). Ngoài 2 địa điểm nêu trên thì còn 1 vài địa điểm chúng ta có thể đến như: Thác Trắng - huyện Minh Long, Dung Quất - huyện Bình Sơn, Cổ Lũy Cô thôn, La Hà Thạch Trận - huyện Tư Nghĩa ... nhưng nếu đến thăm các địa điểm này thì phải đi 1 buổi riêng, các cháu nhỏ không thể đi được vì vậy mình không đưa các địa danh này vào điểm đến trong 2 phương án nêu trên.]
* Công tác chuẩn bị và thực hiện: Theo phương án 1 (nếu chọn phương án 2 thì có sự thay đổi cho phù hợp)
- Làm việc với Ban giám hiệu trường TQT để cho phép chúng ta được vào thăm lại trường; mời thầy cô giáo cũ tham dự cùng lớp: Tấn Thế.
- Thuê xe đưa đón: Thiện Tâm
- Chuẩn bị y tế: Thái Chấn
- Chuẩn bị hậu cần: Khánh Anh, Minh Ánh và một số chị em khác
- Liên hệ đặt phòng khách sạn, đốt lửa trại: Tấn Thế (Thiện Tâm phối hợp vì mình có 1 đứa em làm Sở Thể thao và Du lịch và phụ trách khu du lịch Mỹ Khê)
- Liên hệ đặt tiệc: Khánh Anh, Tấn Thế
Thu kinh phí:
- Miền Trung: Khánh Anh
- Miền Nam và các địa phương khác: Minh Ánh
Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013
19 HỘI QUÁN QUẢNG NGÃI - HỌC ĂN
[Từ Đạt]
Truyền thống ngôn ngữ Lạc Việt có dùng động từ ghép, động từ ăn được ghép với các động từ còn lại luôn được ưu tiên đứng trước. Ví dụ: Ăn-Ở, Ăn-Học, Ăn-Uống, Ăn-Mặc, Ăn-Ngủ, Ăn-Chơi, Ăn-Nhậu, …
Vị trí động từ ăn được ông bà dùng đúng nơi, đúng chỗ, uyên bác, thâm sâu, hàn lâm, phù hợp với đạo âm dương, triết lý Phương đông. Các cụ ngày xưa không dễ dãi với các ngôn từ, tất cả đều có uyên thâm, vi diệu của nó. Cuộc đời sinh ra cho đến khi lìa trần có người nào thoát khỏi vòng luẩn quẩn của chuyện ăn. Lúc mới sinh ra gọi là bú, vài tháng sau biết ăn bột thì gọi là ăn dặm, ăn cơm nát gọi là mớm. Một trăm năm chúng ta bị ràng buộc bởi chuyện ăn. Lúc bỏ ăn, là cùng lúc chuẩn bị về với cát bụi.
Hoạt động cơ thể của con người phụ thuộc hoàn toàn vào năng lượng calo để duy trì sự sống, bắt buộc phải ăn để tồn tại. Ăn một cách vô thức, như chúng ta từng ăn trong vội vả, không nghĩ suy, gấp gáp, lo toan, đau khổ, phiền muộn, tức giận. Chúng ta phải đánh giá đúng giá trị của bữa ăn, cách ăn. Phải rủ bỏ, sửa đổi lại bắt đầu từ học ăn.
Vị trí động từ ăn được ông bà dùng đúng nơi, đúng chỗ, uyên bác, thâm sâu, hàn lâm, phù hợp với đạo âm dương, triết lý Phương đông. Các cụ ngày xưa không dễ dãi với các ngôn từ, tất cả đều có uyên thâm, vi diệu của nó. Cuộc đời sinh ra cho đến khi lìa trần có người nào thoát khỏi vòng luẩn quẩn của chuyện ăn. Lúc mới sinh ra gọi là bú, vài tháng sau biết ăn bột thì gọi là ăn dặm, ăn cơm nát gọi là mớm. Một trăm năm chúng ta bị ràng buộc bởi chuyện ăn. Lúc bỏ ăn, là cùng lúc chuẩn bị về với cát bụi.
Hoạt động cơ thể của con người phụ thuộc hoàn toàn vào năng lượng calo để duy trì sự sống, bắt buộc phải ăn để tồn tại. Ăn một cách vô thức, như chúng ta từng ăn trong vội vả, không nghĩ suy, gấp gáp, lo toan, đau khổ, phiền muộn, tức giận. Chúng ta phải đánh giá đúng giá trị của bữa ăn, cách ăn. Phải rủ bỏ, sửa đổi lại bắt đầu từ học ăn.
Đặt vấn đề học ăn, các bạn có cảm thấy chuyện buồn cười, một suy nghĩ vô ích, rổi hơi, không cần thiết !? Các cụ ngày xưa thường dùng câu “bệnh từ miệng mà sanh” chắc chắn phải có một quá trình hệ thống chiêm nghiệm, minh chứng, cân nhắc mới đúc kết lời nói khuôn vàng thước ngọc này.
Thật ra con người ăn rất chủ quan, không nắm hết đạo lý chuyện ăn, ăn sai lầm, tinh thần lệch lạc…thật không biết thương xót cho bản thân mình.
Trước một bữa ăn, sự chuẩn bị rất quan trọng. Trong khi chờ người dọn cơm, bạn cũng cần phải làm những công việc cần thiết như lau, rửa mặt, rửa tay, thay quần áo bẩn, lau mồ hôi… Ngồi vào bàn ăn với tâm trạng chờ đợi trong sảng khoái, sạch sẽ, ngũ giác quan được đánh thức. Nhìn các thành viên trong bàn ăn với nụ cười hoan hỉ, đón nhận một bữa cơm tràn đầy yêu thương. Thử hỏi dù cơm canh đạm bạc, rau cà mắm tương như bạn đang ăn sâm Cao ly, súp bổ dưỡng đấy!
Bữa cơm được chờ đợi trong niềm hân hoan, sự có mặt đầy đủ là một hạnh phúc thật sự, năng lượng được cung cấp để tái tạo sức lao động. Bạn sẽ có tràn đầy sức khỏe cho công việc làm sắp tới. Có ai đó bên mâm cao cổ đầy, cơm lạnh canh nguội vì chờ đợi, bê trễ, người về muộn, kẻ vắng mặt không biết lý do, người thân nằm ở bệnh viện, … thì bạn mới cảm nhận hết sự đầy đủ người thân của gia đình – Một hạnh phúc rất đơn giản. Bữa cơm sum vầy, sự quan tâm cần đến nhau chớ món ngon vẫn được xếp thứ yếu. Tinh thần đó được lưu giữ, con cháu sẽ biết quý trọng bữa cơm gia đình mà hội tụ về.
Tuyệt đối né tránh bữa cơm buồn bã, mặt nặng, mặt nhẹ, lửa sân hận, thù địch… nếu lâm vào tình cảnh này, tốt nhất bạn nên nhịn ăn. Khi nào lấy lại tinh thần vui tươi, lúc đó hãy ngồi vào bàn ăn vẫn chưa muộn. Bạn đã từng chứng kiến vợ chồng ăn cơm nuốt không trôi chưa? nhìn nhau như hình viên đạn, thề không đội trời chung? Hãy lấy tấm lòng yêu thương bản thân và mọi người, dẹp đi cái tôi đáng ghét, chủ động chia sẽ không khí vui vẻ, lan tỏa trong bữa cơm cho người thân, bệnh tật nào có cơ hội xâm nhập!
Khi vợ đợi cơm chồng, con đợi cha mẹ, anh em, không nên dọn lên rồi chờ đợi trong cơm canh nguội lạnh. Hãy náng lại, không vội vã chờ đợi trong bực tức. Người vừa về cũng đồng lúc ta chuẩn bị thức ăn rất phù hợp về thời gian và khoa học. Bạn lo dọn cơm, người mới về cần thời gian từ trạng thái động chuyển sang tâm thức tỉnh, rủ bỏ các phiền toái vừa vướng bận, mệt mỏi ngoài xã hội, vệ sinh thân thể rồi ngồi vào bàn ăn, kịp lúc thức ăn nóng dọn lên thật vui vẻ bên bữa cơm nồng ấm.
Vướng bận điện thọai khi ăn cũng là phiền phức, nếu không có gì quan trọng nên tắt máy vào giờ cơm để toàn tâm toàn ý nạp năng lượng. Tôi đã từng đi đám tang một nguồi thân đang ăn cơm với gia đình, nghe điện thoại của thầy thợ, không vừa ý vội quát tháo ầm ĩ, thở hổn hển rồi trợn mắt đổ gục ra bàn. Bác sĩ chẩn đoán – nhồi máu cơ tim.
Bạn bắt gặp một người nào đó ăn nhanh, ăn vội. Đó là một thói quen rất xấu. Hãy tin rằng người đó tìm tàng bệnh tim mạch. Vì đã ăn nhanh, đa phần là người nóng tính, việc gì cũng muốn xử lý cho nhanh, cơ thể cần sống chậm lại trong một xã hội vội vã, trong khi lại cưỡng ép cơ thể phải sống nhanh, sống gấp. Bệnh tim không đến mới là lạ.
Bữa cơm bạn đang giận dữ, ngoài yếu tố làm hỏng tình cảm gia đình, còn làm tổn thương tinh thần các thành viên. Các nhà khoa học lên tiếng rằng, đau bao tử, một phần bắt đầu bằng giận dữ, lo lắng. Các độc tố tiết ra trộn lẫn với dịch vị dạ dày gây cơ thể ngộ độc, không riêng gì dạ dày mà còn ảnh hưởng cả lục phủ ngũ tạng, tâm trí nữa. Sự tàn phá ghê gớm cơ thể chính vì bạn làm nô lệ cho sân hận. Tóm lại chưa chuẩn bị tinh thần tốt chớ ngồi vào bàn ăn.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa có bài thơ “Hạt gạo làng ta” mà từ bé tôi như say như mê bởi những vần thơ tuyệt vời này:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa….
Đã từng ăn theo phương pháp gạo lức muối mè được 4 tháng (phương pháp tiên sinh Osawa). Phải nhai gạo lức như nước, tiếp tục nhai cho có vị ngọt mới được phép nuốt, mới cảm nhận hết vị phù sa của hạt gạo. Ăn gạo lức muối mè bài số 7. Để thức ăn được chuyển hóa vị ngọt ngay tại miệng thì hệ tiêu hóa không còn việc gì để làm. Các độc tố sẽ được bài tiết, máu trong cơ thể được tái tạo tinh khiết. Một cơ thể khỏa mạnh, làm mới hoàn toàn thì bệnh tật bắt đầu xuất phát từ đâu trong một cơ thể lành mạnh đó!
Người xưa có câu “trời đánh tránh bữa ăn”. Bữa cơm với thái độ ồn ào, cãi vả, la mắng, chửi bới, giận dữ…thì các bạn tự làm ngộ độc lẫn nhau. Hãy nghĩ đến một một nụ cười hoan hỉ, bạn suy nghĩ thêm về vấn đề này để cơ thể không bị độc tố xâm nhập âm thầm.
Bệnh tật sanh gồm có ba nguyên nhân chính:
Người xưa có câu “trời đánh tránh bữa ăn”. Bữa cơm với thái độ ồn ào, cãi vả, la mắng, chửi bới, giận dữ…thì các bạn tự làm ngộ độc lẫn nhau. Hãy nghĩ đến một một nụ cười hoan hỉ, bạn suy nghĩ thêm về vấn đề này để cơ thể không bị độc tố xâm nhập âm thầm.
Bệnh tật sanh gồm có ba nguyên nhân chính:
- Bệnh do tác dụng của ngoại lực làm biến dạng cơ thể, gây nội thương, tác nhân hóa học bên ngoài xâm nhập.
- Bệnh từ miệng mà sanh, ăn uống không khoa học.
- Bệnh do lo lắng, phiền muộn, tâm tưởng xáo động.
Bạn là người chủ động, có ý thức ăn uống khôn ngoan, tinh thần đúng đắng thì đã loại trừ được trường hợp 2 và 3.
Món ăn dọn lên có ngon, dinh dưỡng hay không, ngoài yếu tố ban đầu, chọn lựa thực phẩm tươi tốt còn ảnh hưởng bởi người đầu bếp. Nếu nấu trong tình thương yêu, món ngon sẽ phát huy hết những năng lượng hữu ích. Nấu trong ích kỷ, giận dữ, vô trách nhiệm món ăn sẽ bị biến dạng, xấu đi nhiều. Năng lượng tốt hay xấu truyền từ bàn tay của người nấu qua thức ăn. Một bát cơm, một ly nước được đưa cho người đối diện bằng hai tay, lòng trân trọng. Năng lượng được quân bình âm dương qua đôi bàn tay với tấm lòng từ. Bạn có tin rằng thức ăn sẽ khó mà nhiễm độc, thực ăn có ngon hơn không?
Hôm 11/03/2013 báo Tuổi trẻ có đăng tin một nhà hàng cao cấp được xếp hạng tốt nhất thế giới của Đan Mạch gây ngộ độc hàng loạt thực khách. Sau khi điều tra, cơ quan chức năng có kết luận đầu bếp đau dạ dày. Bạn thấy có nguy hiểm khi không có kiến thức thì nguy cơ lây bệnh rất cao.
Trong bữa ăn, dù bụng đói cồn cào, hãy đừng để cơn đói sai xử hành vi, bản năng, dục vọng thấp kém. Bạn phải kiểm soát được bản thân từ cử chỉ, từ tốn, trật tự…thức ăn được nhai nghiền cẩn thận, miếng thịt nhỏ không ngon được chủ động dùng trước, nhường lại miếng ngon cho người. Biết dừng đúng nơi đúng chỗ, nhiều lúc chọn thiệt thòi để từ chối. Bới một bát cơm cũng phải quan sát cẩn thận, luôn làm chủ mọi tình huống, đừng ngớ ngẩn dẩn đến trường hợp dở khóc, dở cười. Ông bà luôn căn dặn “Ăn xem nồi, ngồi xem hướng”, những người như vậy thật có tư cách, được khen ngợi, kính nể.
Đặc biệt đi ăn với những đối tác, bạn luôn sẵn sàng tư thế điềm tĩnh, cử chỉ, lời nói, tinh thần… chí ít cũng gây ra ấn tượng tốt với khách hàng. Việc thành bại đôi khi qua bữa cơm, sự dò xét, quan sát của khách mời. Công phu hàm dưởng của bạn đến đâu tỷ lệ thuận với khối lượng công việc được giao. Việc lớn hay nhỏ mà khách giao phó nhiều lúc quyết định từ bữa ăn với bạn.
Một cử chỉ vụt chạc, nóng nảy, sơ ý trong bữa ăn đôi lúc làm phật lòng với khách hàng, bạn mất luôn cả hợp đồng làm ăn. Chọn mặt gởi vàng có khi được đánh gía qua văn hóa ẩm thực với đối tác. Họ sẽ biết tính cách của bạn qua bữa ăn, thông tin càng nhiều, càng có lợi cho họ quyết định tỉnh táo để làm ăn với bạn.
Hội quán Quảng ngãi sẽ ra đời trong tương lai theo mô hình nhỏ.
Món ăn dọn lên có ngon, dinh dưỡng hay không, ngoài yếu tố ban đầu, chọn lựa thực phẩm tươi tốt còn ảnh hưởng bởi người đầu bếp. Nếu nấu trong tình thương yêu, món ngon sẽ phát huy hết những năng lượng hữu ích. Nấu trong ích kỷ, giận dữ, vô trách nhiệm món ăn sẽ bị biến dạng, xấu đi nhiều. Năng lượng tốt hay xấu truyền từ bàn tay của người nấu qua thức ăn. Một bát cơm, một ly nước được đưa cho người đối diện bằng hai tay, lòng trân trọng. Năng lượng được quân bình âm dương qua đôi bàn tay với tấm lòng từ. Bạn có tin rằng thức ăn sẽ khó mà nhiễm độc, thực ăn có ngon hơn không?
Hôm 11/03/2013 báo Tuổi trẻ có đăng tin một nhà hàng cao cấp được xếp hạng tốt nhất thế giới của Đan Mạch gây ngộ độc hàng loạt thực khách. Sau khi điều tra, cơ quan chức năng có kết luận đầu bếp đau dạ dày. Bạn thấy có nguy hiểm khi không có kiến thức thì nguy cơ lây bệnh rất cao.
Trong bữa ăn, dù bụng đói cồn cào, hãy đừng để cơn đói sai xử hành vi, bản năng, dục vọng thấp kém. Bạn phải kiểm soát được bản thân từ cử chỉ, từ tốn, trật tự…thức ăn được nhai nghiền cẩn thận, miếng thịt nhỏ không ngon được chủ động dùng trước, nhường lại miếng ngon cho người. Biết dừng đúng nơi đúng chỗ, nhiều lúc chọn thiệt thòi để từ chối. Bới một bát cơm cũng phải quan sát cẩn thận, luôn làm chủ mọi tình huống, đừng ngớ ngẩn dẩn đến trường hợp dở khóc, dở cười. Ông bà luôn căn dặn “Ăn xem nồi, ngồi xem hướng”, những người như vậy thật có tư cách, được khen ngợi, kính nể.
Đặc biệt đi ăn với những đối tác, bạn luôn sẵn sàng tư thế điềm tĩnh, cử chỉ, lời nói, tinh thần… chí ít cũng gây ra ấn tượng tốt với khách hàng. Việc thành bại đôi khi qua bữa cơm, sự dò xét, quan sát của khách mời. Công phu hàm dưởng của bạn đến đâu tỷ lệ thuận với khối lượng công việc được giao. Việc lớn hay nhỏ mà khách giao phó nhiều lúc quyết định từ bữa ăn với bạn.
Một cử chỉ vụt chạc, nóng nảy, sơ ý trong bữa ăn đôi lúc làm phật lòng với khách hàng, bạn mất luôn cả hợp đồng làm ăn. Chọn mặt gởi vàng có khi được đánh gía qua văn hóa ẩm thực với đối tác. Họ sẽ biết tính cách của bạn qua bữa ăn, thông tin càng nhiều, càng có lợi cho họ quyết định tỉnh táo để làm ăn với bạn.
Hội quán Quảng ngãi sẽ ra đời trong tương lai theo mô hình nhỏ.
Hội quán phải có 3 món ăn chính đặt trưng của Quảng ngãi gồm:
- Bún bò giò heo – hương vị thuần khiết nấu với xả
- Bánh xèo
- Ram thịt nướng với nước chấm độc đáo tương hột (ngoài nước chấm tôm thịt)
Với tiêu chí:
- Thực phẩm nguyên liệu được lựa chọn kỹ càng, tươi ngon
- Đầu bếp tay nghề cao, tâm tính thật tốt
- Không gian văn hóa Ấn-Trà với chủ nhân quý mến khách, nụ cười hoan hỉ, nối vòng tay lớn với mọi miền đất nước
Ngày 15/03/2013
Hội quán Quảng ngãi
Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013
13 Về kỷ niệm 25 năm - thông báo số 1
[Minh Ánh]
Hi all,
Hi all,
Hôm trước ngồi với Khiếu, Hiển và về sau nói chuyện qua điện thoại với KA mới thấy hầu như lớp mình ai cũng muốn tiệc họp mặt 25 năm trở thành hiện thực... nhưng chúng ta phải làm như thế nào đây? cứ bàn mãi và chờ ý kiến mãi thì thời gian lại đi qua nữa rồi...
Ánh có bàn sơ với Khiếu kế hoạch như thế này, các bạn xem bổ sung nha:
- Địa điểm tổ chức: Quảng Ngãi
- Thời gian: từ sáng thứ 6 (31/5) đến gần trưa CN (2/6)
- Kinh phí: một số tài trợ + đóng góp của thành viên lớp (theo Khiếu thì kinh phí khoảng 80-100 triệu mình sẽ tổ chức chu đáo, thoải mái...)
Chương trình:
- Ngày thứ 1(thứ 6): Tại TP. Quảng Ngãi
- Buổi sáng bà con tập trung cafe, ăn sáng tại thị xã (Thiện Tâm chịu trách nhiệm thiết kế nhé!) đến gần trưa...
- Trưa : tự do
- Chiều tối: tiệc họp mặt tại nhà hàng nào đó (AE Quảng ngãi, Tùng, Khiếu cùng hội ý chọn), mời các Thầy cô, bạn bè, gia đình,...(Thiên, Khiếu và các bạn thiết kế chương trình... phân công chuẩn bị, Ánh, KA, Mây Hồng,....sẽ hỗ trợ tối đa) đến khuya.
- Ngày thừ 2 (thứ 7): Dã ngoại, ở tập trung khách sạn, Gala dinner, sinh hoạt lửa trại
- Thuê xe mọi người tập trung lên xe đi thăm quan một hai điểm nào đẹp, hấp dẫn của Quảng ngãi mà AE đi xa lâu ngày chưa biết, sau đó đến biển Mỹ Khê, hay biển Rạng, Sa Huỳnh nhận phòng, ăn trưa, nghỉ ngơi,... (Thiện Tâm cũng chủ động hội ý với các bạn QN, SG chọn địa điểm giùm vì lâu quá ko về QN nên ánh cũng ko nắm thông tin...)
- Trưa: nhận phòng khách sạn, các gia đình nghỉ ngơi, thỏa mái, lấy lại sức khẻo.
- Chiều: tắm biển.
- Tối: Tiệc gala dinner, chương trình lửa trại, hát hò, trò chuyện, ăn nhậu,...tới bao giờ chán...
- Ngày thứ 3 (CN): Về lại TP. Quảng ngãi và kết thúc
- Ăn sáng, cafe, sinh hoạt gì đó.
- 10g sáng trả phòng lên xe về thị xã
- Chiều những người ở xa có thể lên xe, tàu về kịp đi làm...
Phương tiện di chuyển đến QN: tự túc
Mong các bạn gút sớm, mình còn tranh thủ đặt vé MB giá rẻ hay tàu và rủ rê các bạn cùng về cho vui...
Thân,
Minh Ánh
--------------
Các bài viết liên quan:
--------------
Các bài viết liên quan: