Hăm ba ông táo vội chơi xuân
Đội mão đi hia chẳng mặc ….quần!
Nghĩ đến các tật cố hữu ngàn đời, lo sợ ông Táo vội vội vàng vàng, không màng áo quần, cởi cá chép bay về trời. Bản thảo báo cáo cuối năm không đầy đủ, rỏ ràng, sáng tỏ… “Cư sĩ” ké thêm một đoạn “sớ”, những điều tai nghe, mắt thấy, chuyện đông, chuyện tây… của bạn bè, bậc tiền bối dưới nhiều góc nhìn thú vị về phong tục, tập quán, tín ngưỡng xưa và nay của bàn dân thiên hạ để ông Công ông Táo có thêm cơ sở, thông tin bẩm báo Ngọc Hoàng. Cầu mong rằng: "toàn thiện là luật của trời, hướng thiện là lối của người (Goethe)".
Lịch sử từ thời hồng hoang đến nay, loài người luôn sợ hãi, khiếp nhược, mất tự chủ… trước bao biến cố của cuộc đời. Con người luôn nhỏ bé trước trời cao, biển rộng. Vô tình tạo áp lực tâm lý, thành kính, thần phục quá lớn trước huyền vi vũ trụ bao la. Trong trí tuệ vô minh không lý giải vô số câu hỏi về thế giới này.
Núi lở, lửa khói phun trào. Con người giải thích về thần lửa, thần núi tức giận. Bão tố phong ba liền nghĩ về thần gió. Rủi ro nghề cá, người ta thờ thần sông, thần biển. Cầu mong bình an, thần hòa bình lên ngôi. Chiến tranh liên miên của các sắc tộc lại thờ thần chiến tranh. Thấy Mặt trời, Mặt trăng gán thêm tên các vị thần. Lãng mạn hơn, có dân tộc cho rằng thần tình yêu (Cupid) bắn tên trúng tim đôi lứa, nên phải lòng nhau, tình yêu đơm hoa kết trái. Muốn có sắc đẹp, thờ nữ thần sắc đẹp…
Tâm lý khiếp hãi khi nhận lãnh hậu quả của các vị thần nổi giận, loài người chỉ còn cầu nguyện xin sự che chở. Đa thần giáo ra đời kể từ đó. Việt nam cũng không thoát khỏi vòng xoáy này.
Vị trí địa lý của đất nước Việt nam nằm ở bán đảo Đông Dương, ngoài văn hóa bản địa và thờ đa thần giáo, còn chịu ảnh hưởng rõ nét bởi hai nền văn minh rực rỡ Ấn độ (Phật giáo) và Trung hoa (Lão giáo và Khổng giáo). Nên người Pháp đô hộ đặt cho Việt nam tên gọi Indochine bao gồm cả Lào và Campuchia.
Các tôn giáo có phần giao nhau, sống hòa hợp trong tập tục tín ngưỡng truyền qua nhiều thế hệ, nên có lầm lẫn ít nhiều, râu ông này cắm cằm bà nọ, tam sao thất bổn, nên ý định ban đầu bị méo mó biến dạng nhiều.
Thế kỷ 21 khoa học có những bước tiến vượt bậc nhưng kiến thức hữu hạn không thể lý giải muôn vàn câu hỏi đặt ra của vũ trụ bao la. Phát minh ra kính hiển vi mới phát hiện ra vi trùng. Địa chất học giải thích núi lửa phun trào, sóng thần qua sự chuyển dịch của nham thạch, lớp gấp gãy của vỏ trái đất…chứ nào có thần núi, thần lửa, thần biển nổi giận nào !
Hiểu biết quá ít là hữu hạn, vấn đề của con người thắc mắc, hồ nghi là vô hạn, đến bây giờ khoa học chưa thể giải thích rốt ráo nên tín ngưỡng vẫn còn chỗ đứng với loài người. Xin sự bình an, mua sự an tâm, người ta nhờ vả: tử vi, tướng số, xem sao, giải hạn, xin xăm, bói quẻ…
Một số ý kiến lập luận nhìn nhận về những tập tục này rất đa chiều, chúng tôi đứng về số đông để bày tỏ lại những quan điểm của anh em hầu các bạn trong dịp xuân về.
I – Ngày tốt, ngày xấu
Khoa học phát triển đã chứng minh không có ngày tốt, ngày xấu mà chỉ là sự áp đặt mù quáng. Buổi sơ khai của loài người nhận thấy ngày, đêm, ánh sáng, bóng tối, mặt trời, mặt trăng không biết nên đều gán ghép là các vị thần. Ban ngày, có khi trời đang nắng, vị thần bị nuốt, bầu trời tối dần, mọi người đều quỳ lạy, khấn vái mong trả lại ánh sáng (Nhật thực), ngược lại là Nguyệt thực.
Con người luôn nhỏ bé trước hành tinh xanh, cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, còn có quan niệm cho rằng trời tròn đất vuông theo cảm tính không thoát khỏi góc nhìn thiển cận của mình, ngước lên bầu trời muôn ngàn vì sao, tâm hồn càng rối bời.
Thời gian không thật, khái niệm do người đặt ra, lại đặt thêm ngày tốt ngày xấu, năm lành tháng dữ…Nếu vượt qua khỏi hệ quy chiếu của trái đất, ta nhìn dưới góc độ thái dương hệ sẽ thấy mặt trời truyền ánh sáng đến trái đất, trái đất tự quay quanh trục chính nó, nữa bên sáng gọi là ngày, nữa bên tối gọi là đêm. Mặt trăng quay xung quanh trái đất dưới góc độ nào thì có trăng tròn nên gọi là rằm, vị trí tối như đêm ba mươi, tất cả đều là vô tri, động lực quay thì cứ quay vậy thôi, có gì là linh thiêng huyền diệu mà chúng ta đặt là ngày tốt ngày xấu. Thời gian là do tưởng tượng và quy ước của con người đặt ra không thật, phương chi trên cõi đời bày đặt thêm lành dữ tốt xấu, tất cả đều là khiên cưỡng. Quả thật con người tự vẽ ra để giải thích mơ hồ các trường hợp tốt xấu quá tùy tiện, quá rối ren. Vẽ ra rồi tự cột trói mình, làm nô lệ, sợ sệt và khiếp hãi.
Ngày xuân đi xông đất, chọn phương hướng mà đi theo tuổi, theo mạng thật nực cười ! Làm gì phải đợi giờ tốt mới làm, thậm chí cất nhà xây bếp phải chọn hướng chọn giờ…không phải là mê tín sao?
II – Xem chỉ tay – tướng số
Thấy người giàu, kẻ nghèo, người sang, kẻ hèn lại vội áp đặt huyền cơ, tước đoạt khả năng tự chủ của họ, họ bị sai xử bởi một lời tin huyền hoặc nào đó mạo sinh để lừa bịp người đời. Xem chỉ tay cũng có khi đúng, xong ông thầy luôn nói hàng hai, hiểu sao cũng có lợi cho thầy phán “Tay hay tướng ông có hiện điều xấu, đến tháng đó sẽ mắc nạn. Nếu ông làm lành tránh dữ có thể tai qua nạn khỏi, thế thì đến tháng đó các trường hợp xảy ra như sau :
- Trường hợp người đó mắc nạn, thì khen ông thầy xem quá đúng, hạn nhẹ thì bảo là nhờ làm phước, của đi thay người…nặng thì nói làm phước không đủ, tâm không thành kính, chết thì nói số mạng đã đến.
- Trường hợp người đó không bị nạn, thầy phán do làm nhiều việc thiện nên vận hạn tiêu trừ (các thầy thường dùng câu này). Thầy thắng tất !
Như thế mặt nào ông thầy cũng hay, tự nhiên chúng ta càng xích lại với ông thầy, càng kính phục, tin tưởng vào những lời phán sau này.
Thật bình tĩnh, chúng ta tự thử kiểm điểm xem cả hai mặt mắc nạn và không, có lợi gì cho người đi xem bói không? Nếu xem tốn một số tiền, đến khi mắc nạn cũng phải tự chịu, ông thầy có cứu được không? Nếu đến tháng thọ nạn, người xem chỉ tay, tướng số không bị nạn, cho là làm lành làm phước được tai qua nạn khỏi thì mình tự cứu mình, ông thầy không làm gì cho mình. Như vậy, đi xem chỉ tốn tiền.
Trong “Ma y thần tướng” có bài kệ:
Hữu tâm vô tướng
Tướng tự tâm sanh
Hữu tướng vô tâm
Tướng tùng tâm diệt
Dịch
Có tâm tốt không tướng tốt
Tướng tốt theo tâm tốt sanh
Có tướng tốt không tâm tốt
Tướng tốt theo tâm xấu mất
Trong khoa tâm lý, người ta hiểu rõ và ứng dụng bài kệ trên, nhất là trong ngành điều tra tội phạm. Người ngay thẳng, con mắt, điệu bộ, tướng đi, phong thái sẽ toát lên tính thiện, sự chân thật. Kẻ gian thì mắt liếc láo, mặt biến sắc, tâm hồn xao động, tay chân lóng cóng, miệng môi lắp bắp …thì ai tinh ý cũng sẽ nhận ra nhất là sống càng lâu, trải nghiệm càng nhiều thì sự tinh ý đó sẽ ngày càng rõ ràng hơn.
Bài kệ này nói lên tất cả thì cần chi phải coi chỉ tay, tướng số. Thế thì chúng ta cần phát tâm tốt, làm việc lành thì điều tốt sẽ đến. Chúng ta chứa chất những tâm niệm xấu xa thì mọi điều dữ không rủ cũng đến. Điều căn bản là do chúng ta làm cả, kết quả tỷ lệ thuận với việc làm, không phải quan trọng ở bàn tay, tướng mạo, thế mà chúng ta không ứng dụng ngay cội rễ, lại chạy theo ngọn ngành, hao phí tiền bạc và tinh thần một cách vô ích, đó không gọi là mê tín sao?
III – Xin xăm – bói quẻ
Xin xăm, bói quẻ là một việc làm cầu may, rủi may là điều xảy ra không có duyên cớ, phó thác hành động của mình, cho đến phó thác cả đời mình vào chỗ không duyên cớ đó thật là tệ hại.
Tỷ lệ người thành công trong lúc xin xăm, bói quả không quá vài phần trăm, phần trăm trúng đó thì thiên hạ ai cũng biết, họ liền sắm sửa lễ vật đi chùa, miếu mạo để trả ơn điều họ xin khấn, thế là thổi phồng chuyện linh ứng của người này kẻ nọ. Chín mấy phần trăm còn lại chọn yên lặng rút lui trong trật tự, không dám đến xin thần khấn Phật, số này sao không thấy ai thống kê?
Nhìn vào xác suất tỷ lệ đó thì ai dám nói chuyện linh thiêng. Thật ra là phước chủ may thầy. Người có phước thì không cần đến chùa chiền miếu mạo, khi hội tụ duyên sự thì có né tránh phước cũng không tha, lúc đó thầy phán vu vơ cũng hưởng “soái”.
Sách nói “phước chí tâm linh, họa lai thần ám” nghĩa là người gặp lúc phước đến thì giở quẻ ra đều tốt, họa thì rút lá xăm nào cũng xấu, thế thì tốt xấu tại do mình không phải tại xăm quẻ. Chúng ta cứ sửa mình cho tốt thì việc tốt sẽ đến, xin xăm làm chi khiến ta tốn tiền và thêm một khối lo sợ. Ca dao Việt nam có câu
“Tay cầm tiền quý bo bo
Đem cho thầy bói mang lo vào mình”
Làm việc không lợi ích, hao tốn tiền bạc, sức khỏe âu lo vào lòng, không phải mê tín là gì?
IV – Cúng sao – xem hướng
Con người đứng trên trái đất nhìn bầu trời với vô số vì sao, gán ép các vì sao liên quan đến tướng mạng của ta. Một sự khiêng cưỡng của các quẻ trong dịch số. Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái …cứ thế sinh mãi để vận dụng vào giải thích sao này, hướng nọ thiệt là con người mê tín. Chúng ta tôn trọng Kinh Dịch dưới góc nhìn văn hóa rực rỡ của Trung Quốc thì sẽ buông bỏ đi lập luận lạc hậu, lỗi thời.
Tục lệ đi chùa vào ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch và cúng sao hội. Người nào không gởi tên cúng sao xem như năm đó không được đảm bảo an toàn, thật là vô lý. Đạo lý nhân quả đức Phật dạy rành rành trong kinh mà người ta bất chấp. Thân tổng báo của chúng ta có lẫn lành với dữ. Khi nhân lành đến thì hưởng quả lành, khi nhân dữ đến thì có trốn đàng trời. Chỉ có tạo nhiều nhân lành, khi quả dữ đến sẽ nhẹ đi hay giảm bớt …bởi thế nên sợ quả khổ không gì hơn chúng ta tạo nhân tốt, không nên cúng sao giải hạn để cầu an vui là điều phi lý.
Xem hướng, cất nhà, xây bếp, dựng cửa …nếu không nhìn đúng phong thủy thì sẽ là một lối mê tín. Có lắm vợ chồng bất hòa liền nhờ thầy sửa hướng cửa, đổi bếp. Nếu cửa bếp biết nói sẽ cãi lại với chủ rằng : “Cãi nhau tại ông bà không biết nhường nhịn nhau, chúng tôi có tội lỗi gì mà phải dời chỗ này, chỗ nọ? Những việc làm này đủ nói lên người ta trốn tránh trách nhiệm, không dám nhìn thẳng những sai quấy, lỗi lầm của chính mình, tìm cách đổ lỗi cho cái gì mà không thể cãi lý được với họ. Như thế, dù có sửa đổi trăm ngàn lần, lộn xộn vẫn lộn xộn, bất an vẫn bất an. Vì các chủ động trong việc bất an đó có chịu sửa đổi đâu, thật mê tín ! Ca dao Việt nam có câu :
Hòn đất mà biết nói năng
Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn
V – Đốt giấy tiền vàng mã
Tục này là vô lý trên cả vô lý. Người có đôi chút nhận xét, lý luận sẽ nhận diện ra ngay, không chấp nhận việc ấy được. Chính ở thế gian này, đồng tiền ở nước này còn khó chấp nhận ở nước khác, ví như tiền Việt nam đồng đem sang Cuba xài, thử hỏi họ nhìn tờ giấy lộn của người trao đổi ở cõi trên chăng? mà con người bày vẽ in tiền địa phủ bằng ngoại tệ mạnh USD. Xuống âm phủ xài, có lý lẽ nào tin được. Mọi cõi vô hình chưa thấy chưa hiểu được, việc sờ sờ trước mắt còn không thấy, không dùng được nữa là.
Buồn cười hơn, đốt xuống nhà lầu, quần áo, xe cộ cho thân nhân dùng quả là một việc làm vô ích. Thử hỏi thân nhân họ là cái gì mà chờ đón những thứ vớ vẫn ấy. Như thế việc làm trái đạo lý, phí tiền tốn bạc vô ích không phải mê tín mù quáng sao?
Trên đây là một số ý kiến tổng hợp dưới nhiều góc nhìn từ các bạn bè người thân, chúng tôi chuyển lại thông tin này đến cho các bạn để suy ngẫm.
Ngày Tết ông Công, ông Táo xin đốt thử (cúng) ông một ít vàng bạc địa phủ làm lộ phí. Ông có xài được hay không, ngày ông về xin tiết lộ thiên cơ cho anh em chúng tôi rõ.
Tết ông Táo 23 tháng Chạp Nhâm Thìn
Chủ hộ
Từ Đạt
Hoan hô bác Ân quá nhiều,
Trả lờiXóaKhông hỗ danh "nhân vật xuất sắc nhất năm 2012".
Bác hối tui không kịp đăng, tinh thần của Bác quá dữ.
Hoan hô!
Học kiến trúc có môn này không mà ông....đáng sợ quá!?
Trả lờiXóaQT
Siêu quá!!! Nhân vật nổi bật 2012 "chuẩn" luôn, thừa thắng xông lên 2013 giựt giải tiếp nha Ân, cũng mong là như vậy nhưng đi đâu ông cũng giới thiệu là chú tui với Lam Điền thì tội ông thiệt!!!hihi...
Trả lờiXóaSau này có sự kiện gì đông vui, hội họp. Sư tỷ sắp xếp cho "chú" đừng ngồi chung bàn, để khỏi nghe xướng danh hiệu ông nội nè, ông ngoại nè...Tỷ sốc thì đau lòng...chú hơn! Grừ..ư..ư.ư..gâu...gâu..!?!?
XóaTừ Ân
Chào nhà ven!
Trả lờiXóaĐứng ở góc nhìn khoa học, nhà ven lập luận xem như tạm chấp nhận. Tôi đã từng chứng kiến nhiều lần xác đồng nhập và tự xưng là "Tề thiên Đại thánh", một nhân vật mà ai củng biết là chuyện hư cấu của Ngô thừa Ân. Mong "thầy" chỉ điểm cho!
XÊ5-TQT
Không dám ,không dám!
Trả lờiXóaTheo kiến thức hạn hữu mà tôi hiểu.Đồng cốt củng là một dạng mê tín. Dưới góc nhìn của đạo Phật.Con người còn ở trần thế tiếp nhận thông tin lập lờ chuyện đúng chuyện sai mà không có chánh kiến.Sau khi chết, nếu "thần thức" ở trạng thái ngạ quỉ, cô hồn...Khi cầu đồng, ma lực ấy cũng muốn có oai thần, nên lạm dụng danh hiệu Phật, Bồ tát, thánh, các bật vĩ nhân, để lừa bịp người sống. Tề thiên Đại thánh, đốt tiền vàng mã...trong vô số những lệch lạc mà lúc còn sống họ lỡ tin'
"thợ" Nhà ven
Vũ trụ mà không có mấy cái tín ngưỡng, phong tục này thì buồn chết đi được.
Trả lờiXóaBác Ân "không tin" nên đến giờ Bác vẫn còn nghèo là vậy đó!
Hãy thử TIN một lần xem sao ??
Cuộc đời bạn sẽ thay đổi ngay mà !!
Lúc Thiên bồng nguyên soái thả...dê với Hằng nga tiên nữ."Chấp kích lang"(lính lác vác giáo theo hầu tướng quân) thuận lợi liếc mắt đưa...gằn nhìn trộm các tiên nữ nên vạ lây.Chủ tướng bị đày làm lão Trư, nhà ven chưa manh động nên cho biết mùi trần gian cực khổ thế nào là phước đức lắm rồi ông trời.....Thiên ơi!
Trả lờiXóanhà ven
Có người nói Kinh dịch không phải của người Trung Quốc.Bác hiểu sao về điều này. Xin giải thích?
Trả lờiXóaCó quan điểm cho rằng Kinh dịch là sản phẫm của nền văn minh Thần nông(ông tổ nghề nông) ở phía nam sông Dương tử ( văn hóa Bách Việt). Phía bắc là dân tộc Hán với nền văn hóa du mục (săn bắn, hái lượm). Trước thời nhà Tần (Tần thủy Hoàng 221 TCN đã có nhiều xung đột với hai nền văn hóa khác nhau, kết cục kẻ chinh phục đã chiến thắng, thôn tính, đồng hóa nền văn hóa rực rỡ Bách Việt (có Kinh dịch) thành Trung Quốc ngày nay. Rất may trong Bách Việt duy nhất chỉ còn Lạc Việt là chưa bị đồng hóa được dù 1000 năm đô hộ giặc Tàu
Trả lờiXóaTừ Đạt
Cúng "tam tai" người ta thường trưng bày trên đĩa ba món gồm: miếng thịt heo luộc, quả trứng vịt luộc và một con tôm luộc với ý nghĩa thế nào? Mong bạn góp ý cho
Trả lờiXóaCúng tam tai có nhiều ý. Trường hợp này miếng thịt heo tượng trưng sự chậm chạp,ù lỳ.Trứng vịt là sự bưng bít,bế tắc. Con tôm hay búng ngược ý muốn nói việc gì củng gây trở ngại,không thuận.
Trả lờiXóaTừ Ân