Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

1 Tản Mạn Mùa Giáng Sinh 2013 - Minh Duc

[Minh Đức]

Hôm nay là “Christmas Eve” tại Mỹ và cũng đã là “Christmas Day” tại Việt nam, mình nhớ về các bạn C1-88, mình chúc các bạn một mùa giáng sinh vui vẻ và một năm mới đầy phước hạnh. Mình cũng cám ơn Khánh Anh, Tấn Vinh khuyến khích mình viết bài. Thiệt ra với “ English chữ có chữ không và Vietnamese chữ còn chữ mất", mình viết được một bài cũng rất khó khăn các bạn à. Mong các bạn thông cảm nếu có gì làm các bạn không hài lòng.

Qua tin tức từ bạn bè và hình ảnh trên blog, mình biết được rằng phần lớn bạn bè C1-88 ngày nào bây giờ ăn nên làm ra, nhiều bạn đã bước lên đẳng cấp “Đại Gia” trong xã hội, mình thiệt mừng cho các bạn . Mình mừng hơn nữa, các bạn có một đời sống tinh thần rất lành mạnh. Nếu con người có nhiều tiền của mà đời sống tinh thần hư mất thì kết cục cũng sẽ hư mất. Hồ Từ Ân không mê tín dị đoan, Văn Khiếu lấy Phật Pháp của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh để cân bằng đời sống tinh thần của mình, Hoàng Bảo nghiền ngẫm những triết lý sống nhân bản của Đức Dalai Lama Sư Tôn, Tấn Thế thông suốt triết lý nhà phật “sắc không không sắc”, Phan Ngọc Thiên tìm hiểu thói hư tật xấu của người Viêt,…Minh cảm ơn sự chia sẻ của các bạn.

Thời niên thiếu của tụi mình không được may mắn nuôi dưỡng trong một môi trường coi trọng đời sống tâm linh. Thời tụi mình còn ngồi trên ghế nhà trường ( cả phổ thông lẫn đại học), các giá trị triết lý tâm linh của các tôn giáo đều bị đã phá triệt để. Đều đó ảnh hưởng không ít đến những quan niệm sống sau này của mọi người. Vậy mà bây giờ các bạn tự tìm cho mình một con đường đi dựa vào sự dẫn dắt tâm linh của các bậc danh nhân thời đại, mình thiệt mừng cho các bạn. Mình may mắn được bôn ba hải ngoại khi tuổi mới 23, cái tuổi còn nhiều nhiệt huyết ham học ham tìm hiểu, và lại được định cư ở một nước đa chủng tộc, mình có nhiều cơ hội học hỏi cái hay cái tốt của người ta mà chỉnh đốn lại mình.

Mùa Giáng sinh luôn luôn mang đến cho mình một cảm giác rất đăc biệt. Mình luôn luôn để dành ngày nghỉ phép thật nhiều vào cuối năm để tận hưởng không khí “Holidays” được nhiều nhất. Mọi người ở Mỹ đều có thể cảm nhận được “Christmas spirit” ngay sau ngày lễ Tạ Ơn (ThanksGiving). Các shopping thay đổi cách trang trí to Christmas taste. Các Radio, Tivi Channel bắt đầu lồng vào Christmas music. Nhà nhà bắt đầu giăng đèn. Các shopping thay đổi cách trang trí to Christmas taste. Các Radio, Tivi Channel bắt đầu lồng vào Christmas music. Nhà nhà bắt đầu giăng đèn. Mọi người bắt dầu bàn tán tới chuẩn bị quà Christmas cho người thân và bàn về vacation “Where will you be this Christmas?”. Nhưng đặc biệt hơn cả là mọi người để dành thời gian để đi Nhà thờ nhiều hơn để cầu nguyện cho mình và cầu thay cho người khác. Có lẽ các bạn cũng biết, nước Mỹ hơn 90% dân số là tin Chúa. Mặc dù với hơn sáu ngàn loại chi phái với hình thức thờ Phượng khác nhau, họ đều tin vào Đấng Ba Ngôi (Đức Chúa Cha, Đức chúa Con, và Đức Thánh Linh) và lấy 10 điều răn của Chúa làm nền tảng đạo đức của họ. Mặc dù “Christian” không phải là Quốc Giáo, nhưng trong chiều dài lịch sử của nước Mỹ, tất cả các tông tông Tổng Thống đều là “Christian” và phải đặt tay lên Kinh Thánh cầu nguyện khi nhận chức để dẫn dắt đất nước họ. Có lẽ vì vậy mà nước Mỹ từ ngày lập quốc tới nay luôn được Blessing và luôn là “ American Deam” or “ Holy Land” trong tim nhiều người kém may mắn, hay bị ngược đãi, cũng như người giàu có trên thế giới.

Riêng đối với mình, Christmas không những là thời gian yên bình, vui vẻ nhất trong năm bên người thân, gia đình và bè bạn, mà còn cho mình thời gian tìm về quá khứ, rong đuổi những kỷ niệm xa xưa ở cố hương bên kia bờ đại dương Lần đầu tiên mình chen lấn đến nhà thờ để xem lễ Giáng Sinh, mình còn là con bé 9 hay 10 tuổi gì đó. Mình còn nhớ cảnh đông vui tấp nập trên con đường dẫn từ ngã tư nhà cũ của Minh Ánh tới Nhà Thờ. Mình phải công nhận ở Việt nam, người ta trang trí bệ thờ rất công phu nên “entertainment” hơn nhà thờ ở Mỹ nhiều. Cho nên lúc đó mình không biết gì về đạo giáo cả, nhưng thích đến nhà thờ để xem hang đá với các thiên thần với những đôi cánh trắng thiệt là đẹp. Đó là thời gian duy nhất trong năm mình được nghe thánh nhạc. Lớn lên một chút khoảng lớp 8, mình thích ngồi ở trạm gác nhà Minh Ánh để xem ông đi qua bà đi lại trong đêm giáng sinh. Những năm kế tiếp nhà mình bán chè, thì đêm giáng sinh là đêm làm ăn phát đạt vì khách bộ hành rất nhiều thì mình cũng không còn thời gian để enjoy nó nữa. Hai năm đầu ở Sài Gòn không có gì đặc biệt vì mình phải ở nhà Ngoại trong đêm Giáng Sinh và phải nghe bà ngoại ca bài “Con gái bây giờ, thiệt là hư quá,…” ( tất nhiên là sáng tác của Ngoại). Hai năm sau ở ký túc xá có phần vui hơn. Lúc đó, mình cũng chẵn có đi đâu, nhưng được tự do thức khuya ngồi ngoài lan can KTX Nguyễn Chí Thanh nhìn ông đi qua bà đi lại và đợi bạn cùng phòng về để nghe chuyện đêm giáng sinh của họ. Có một chuyện nhớ nhất là một người bạn cùng phòng đi chơi với bồ ngồi ở bến Bạch Đằng, có lẽ muỗi cắn nên ngồi co chân lên, bị mấy em bán hàng rong câu mất dép. Lúc đó, đôi dép da rất có giá trị nên chị ta tiếc hụi hụi và bắt cười nhất là đi chơi với bồ mà phải về chân không. Thời đó sinh viên nghèo, nên có lẽ hai đứa không đủ tiền để vô tiệm để mua giày mới và cũng có thể họ không đủ can đảm để bước vô tiệm chân không. 

Đêm Giáng sinh ở Việt nam năm nào cũng đông vui tấp nập, bà con đi chơi sáng đêm mặc dù tỉ lệ người tin Chúa rất ít, nhưng là dịp để mọi người họp mặt ăn chơi. Ở Mỹ thì ngược lại, đêm Christmas eve (Đêm Dec 24) và Christmas Day (Dec 25) là khoảng thời gian yên lặng nhất trong năm. Tất cả quán xá đều đóng cửa. Những khu shopping lớn cũng như những siêu thị lớn đã đóng cửa từ 6 đến 7 giờ tối Dec 24. Những tiệm nhỏ thì có thể mở cửa tới 9 giờ, sau đó ai về nhà đó. Có nhiều tiệm 365 ngày trong năm chỉ có đóng cửa có một ngày Christmas Day. Chỉ có người Đạo Công Giáo Chính Thống đi thánh lễ lúc nữa đêm, còn những đạo Chúa khác, người ta đi lễ ban ngày 24 hay 25. Đêm Christmas Eve mà lái xe đi ngoài đường thì chỉ có mình ta với đèn. Đèn Giáng sinh ở Mỹ không những huy hoàng ở phố xá đô thị, mà còn được dăng ở mọi nơi mọi nhà, không kể giàu sang hay nghèo hèn. Nhớ năm đầu tiên ở Mỹ không biết phong tục đó, nên nhà mình định đi chợ mua đồ ăn trong ngày Christmas day, nhưng khi ba mình lái xe chạy vòng quanh thành phố thấy yên lặng như tờ. Đó cũng là nét văn hóa rất khác nhau giữa Đông và Tây.

Giáng Sinh lại về, năm mới sắp tới, mình mong các bạn luôn tìm thấy đuợc bình yên, vui vẻ trong cuộc sống.

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

1 Thông báo về chương trình từ thiện Quảng Ngãi

Dear các bạn,

Chương trình từ thiện ở Quảng Ngãi, các bạn đã nhất trí tổ chức vào chiều thứ 7 ngày 07/12/2013. 12h30 các bạn sẽ tập trung tại quán cafe Window của bạn Thiện Tâm và đúng 13h chúng ta sẽ lên đường: 
  • Ngọc Huệ đã liên hệ với 2 xã Hành Tín Đông và Hành Nhân để lấy danh sách các hộ khó khăn; (Tổ chức trao quà sẽ có anh Dũng chồng bạn Ngọc Huệ sắp xếp chương trình);
  • KA chuẩn bị bì thư;
  • Về xe đưa đón đã có Anh Dũng Huệ sẽ hỗ trợ cho tụi mình 1 xe ô tô 5 chỗ; bạn Hữu Chiến đóng góp 1 chuyến xe ô tô 5 chỗ; Bạn Hoàng Vũ ...
  • Tất cả các bạn tham gia được yêu cầu mặc áo đồng phục của lớp chúng ta cho có khí thế nhé. 
Các bạn nào tham gia thông báo cho mình hoặc Thiện Tâm trước thứ 6 ngày 06/12/2013 để chốt danh sách và bố trí xe sẵn sàng để chúng ta không bị động. Rất mong các bạn đi đông đủ. Được biết có bạn Trần Ngọc Tuân - đại diện các bạn Sài gòn về tham gia với chúng ta nữa.

(Đề nghị các bạn đến đúng giờ. Đang mùa mưa nên trời rất nhanh tối.)

Thân!
Khánh Anh

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

4 NHỚ MÃI MỘT NGƯỜI THẦY

[Mây Hồng]

Những năm cấp II, mình cùng với Kim Chi và Phương Trâm học toán tại nhà một người Thầy. Thầy không dạy trường nào cả, chỉ dạy tại nhà. Nhà Thầy bên bến sông có vườn cây trái xum xuê. Phù sa sông Trà bồi đắp nên mảnh đất này thật là tươi đẹp. Chổ ngồi học là những chiếc bàn nhỏ được đặt trong nhà, ngoài vườn hay bên bến sông. Cứ tưởng tượng xem khi bạn vừa học vừa thơ thẩn ngắm dòng sông Trà xanh trong, gió mát lồng lộng, xa xa là ngọn núi Thiên Ấn và những cánh đồng xanh xanh ngút ngàn. Thỉnh thoảng những chiếc ghe nhỏ đi qua, những người dân chài cào don, cào hến ... thật là thi vị. Nhưng không phải ai cũng được ngồi học ở đây. Phải đi sớm và là những học trò ngoan và giỏi kìa. Thầy dạy toán rất hay và rất nghiêm khắc, học trò sợ Thầy một phép. Mỗi người một chương trình học, tùy theo sức học của mỗi người. Thầy thương con gái tụi mình và đặc biệt là thương mình. 

Ngày xưa cả nhà chỉ có 1 chiếc xe đạp, Ba chở Má đi làm rồi. Đã thế mình lại chẳng biết đạp xe. Phương Trâm và Kim Chi có 2 chiếc xe đạp mini dễ thương lắm, 1 chiếc màu xanh và 1 chiếc màu đỏ. Kim Chi thì mập lùn, Phương Trâm thì nhỏ gầy, còn mình thì to cao vượt trội. Chở mình trên những chiếc xe đạp mini ấy là 1 sự đối lập trông thật ngộ. Thầy biết 3 tụi mình là dân chuyên văn mà ham học toán nên rất cưng. 

Ngày xưa cả 3 thân nhau lắm vì cùng học văn chung từ cấp I. Tình bạn thì đâu phải lúc nào cũng êm đẹp, trẻ con mà, rất nhiều lần giận nhau vì những chuyện đâu đâu. Giận nhau thì làm sao mà đi chung được. Đường thì xa, trời thì nắng, có những hôm mưa dầm lê thê ... Mình đi bộ, 2 bạn phóng xe qua, chẳng nhìn. Nhưng đến lớp mà không có mình là không yên với Thầy đâu. “ Sao 2 đứa không chở nó đi học, quay lại đón nó thì mới được vào lớp ”. Sợ Thầy, 2 bạn quay lại, nhưng tự ái nên cứ thế mà đạp xe chầm chậm sau mình. Đi sau mình mãi đến khi cả 3 cùng vào lớp học.

Sau những lần đi bộ đó, tụi mình ít dám giận nhau hơn vì không thể tách rời nhau được. Ngày xưa có những người Thầy quan tâm đến từng học trò như thế đó. Bây giờ nghĩ lại thấy càng thương Thầy, thương bạn. Những năm học cấp II, tụi mình học toán với Thầy, để rồi khi được tuyển thẳng vào cấp III, mình quyết định vào chuyên toán. Kiến thức Thầy truyền đạt ngày ấy làm cho mình đủ tự tin với quyết định khó khăn này. Phương Trâm và Kim Chi học chuyên văn nhưng 2 lớp văn toán vẫn nằm cạnh nhau. 

Học trò ngày xưa giờ đã trưởng thành, mỗi người 1 phương trời xa. Bến sông ngày ấy vẫn còn nhưng cảnh vật thật là khác xưa. Thầy đã già lắm rồi nhưng vẫn nhắc đến mình mỗi lần có ai đó về thăm … 

May Hong Nguyen

6 Anh em ơi nên lấy vợ tuổi nào ???

[Thơ do Khánh Anh sưu... tầm bậy đọc cho vui]

Mười bảy thì muốn chọn người ngon
Muốn được mông cong với ngực tròn
Muốn được làm tình như phim sex
Chân cao gầm thoáng và eo thon…

Hai nhăm thì muốn tìm gái ngoan
Hơi béo cũng được miễn còn xoan
Miễn là nói chuyện vui và hợp
Miễn là làm tình được hân hoan…

Ba mươi thì muốn chọn gái lành
Giặt giũ thoăn thoắt mạnh và nhanh
Nấu ăn khéo léo ngon và nóng
Làm về ị cái… có cơm canh…

Ba nhăm chỉ cần gái bình thường
Biết kêu ú ớ ở trên giường
Trời mưa biết chạy vào nhà trú
Nửa đêm không nhặt lá ngoài đường…

Bốn mươi thì tính trở nên liều
Gặp ai cũng muốn nhảy vào yêu
Pê đê cũng được, miễn chuyển giới
Gái già cũng chén – đách nói nhiều…

Bốn nhăm thì ế mẹ nó rồi
Cái trim chỉ dùng để đái thôi
Đách nghĩ vợ con cho nó mệt
Cứ để thế này cho thảnh thơi….

Năm mươi thì nên ra khỏi nhà
Mua một liều thuốc Via Gờ Ra
Bẻ uống một nửa trước khi đái
Để còn đỡ nhỏ ướt nền nhà…

Sáu mươi rất dễ trở thành gà
Lấy vợ chỉ để đỡ sợ ma
Mùa đông nó kéo chăn một phát
Sáng ra nó được hưởng căn nhà.

0 TỪ THIỆN QUẢNG NGÃI


Hi all,

Sau khi liên lạc với các bạn QN, tụi mình thống nhất một số điểm sau nha các bạn:
  • Huệ cho thông tin liên lạc các xã có nhiều hộ bị thiệt hại nặng.
  • Sau khi có danh sách cụ thể, Khánh Anh sẽ chuẩn bị 100 bì thư, mỗi bì 300.000 đồng (lũ lụt đã đi qua nữa tháng rồi, nhu cầu lương thực, thực phẩm cấp thiết không cần nữa,... hiện tại mình không biết mỗi hộ có nhu cầu gì nên gửi tiền để họ mua cũng tiện mà các bạn lớp mình sắp xếp cũng dễ...)
  • Các bạn QN sẽ đến tận nhà bà con vào một ngày CN gần nhất có nhiều bạn tham gia. ...
Chương trình các bạn QN sẽ mail cụ thể.

Sau khi trao đổi với Thiện Tâm mình đồng ý quan điểm: mục đích từ thiện cuối cùng là quà đến được tay người thật sự cần...

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

10 TẠ ƠN ĐỜI

[Hồ Từ Ân]


Thân tặng bạn Khiếu mừng ngày Lễ Tạ Ơn!

Vào thế kỷ thứ 16, một bộ tộc người Pilgrim ở Anh quốc, bất đồng với nhà vua, đã bỏ xứ đi tìm vùng đất hứa. Tân thế giới(nước Mỹ) là điểm cuối cuộc hành trình gian khổ mưu sinh. Họ đã được người da đỏ bản địa Wampanoag tốt bụng giúp đỡ lương thực để qua một mùa đông giá lạnh, và họ đã dạy những cách sinh tồn ở vùng đất này. Khi người di dân có thể tồn tại được, họ tổ chức một buổi lễ tạ ơn cho những gì tốt đẹp mang đến với cuộc sống này... Từ đó hằng năm cứ vào ngày thứ 5 tuần thứ 4 tháng 11 là ngày lễ tạ ơn. Tôn vinh lòng tốt của con người!

Nước Mỹ nghỉ lễ 4 ngày, thời điểm này đánh dấu cho một mùa Giáng sinh bắt đầu, kế tiếp là Tết tây, Xứ mình còn Tết ta nữa, thời gian kéo dài cuộc vui sum họp gia đình, bạn bè... với những lời yêu thương qua tấm thiệp, món quà...



1 Xin cám ơn quê hương...
Sài thành không ngủ với những âm thanh náo nhiệt, cuốn tôi đi như dòng thác khó cưỡng. Bất chợt đâu đó nghe hương vị của quê nhà, khiến lòng tôi xốn xang nhân ra mình đã xa gia đình quá lâu. Một chiếc lá thu rụng, một cơn gió đông thoảng, đủ để kịp nhân ra sự chuyển mình của đất trời, cảm xúc bộn bề với điều gì chẳng thể gọi thành tên.

Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ
Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều

(thơ Đỗ trung Quân)

Đúng là đã bao lần bước đi trong hối hả, tôi bỗng thấy chồn chân mỏi gối nhớ quê hương và muốn trở về, nơi in dấu chuỗi ngày êm đềm, đang rộng tay đón tôi như mẹ hiền trông con. Tâm hồn tràn về cảm xúc với nhiều kỹ niệm, bổng mong đợi được là trẻ để thấy mình hồn nhiên với quê hương...

2 Xin cám ơn cha mẹ...
Mẹ ban phát tình thương vô bờ bến. Cha định hướng phát triển cho con. Tình cha mẹ không gì đong đầy ,tinh khôi như giọt sương ban mai, lung linh như ánh trăng rằm. Cha mẹ hy sinh che chở tôi suốt cả cuộc đời.

Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng cha mẹ đang thức vì con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Ba mẹ là núi của con suốt đời

(thơ Trần Quốc Minh)

Và... 
Hò ơi! Mẹ già như chuối chín cây... gió lay mẹ rụng... gió lay mẹ rụng... con đà mồ côi....!!!
Trường hợp này phải đi dưới mưa, để không ai có thể thấy nước mắt tuôn rơi. Và tôi đã mồ côi tuổi trung niên, nghĩ mà thương các cháu trẻ phải mồ côi cha mẹ. Hỡi những ai còn mẹ, thì đừng làm mẹ buồn, dù chỉ một lần. Hãy nhanh chân bày tỏ tấm lòng vào ngày này,và cho mọi ngày.

3. Xin cám ơn thầy cô...
Cây lau có một sức sống bền bỉ và diệu kỳ, đứng trước ngọn sóng, phong ba bão tố, thì hoa vẫn nở đúng hẹn, màu trắng chênh chao. Con người phải hơn loài hoa lau ấy, vẫn nở nụ cười dù đời có là địa ngục trần gian.

Thầy cô luôn dạy; bước chân vào đời cần phải có một đôi mắt sáng, một trái tin yêu thương, để đối đãi tốt với mọi người, đừng quây lưng với người đã nhận lỗi, đừng mang ngỏ cụt đến cho người biết mình sai, đừng nhẫn tâm với người biết quay lại.

Vẫn theo tôi những lời động viên
Mỗi khi lầm lỡ
Vẫn theo tôi những lời nhắc nhở
Mỗi khi tôi tìm được vinh quang

(thơ Phan thi thanh Nhàn)


4. Xin cám ơn bạn bè...
Tình bạn làm cho cuộc sống trở nên thật ý nghĩa, nỗi buồn được chia sẻ,niền vui được nhân lên với bạn thân. Tình bạn là mắc xích của cuộc sống góp phần gắn kết mọi người, với nhau tạo nên đoàn kết, tạo nên sức mạnh tập thể và quan trọng tạo nên niềm vui.

Cám ơn đời cho ta bè bạn
Đã giúp ta chia sẻ những buồn vui
Sánh bước bên ta qua những ngày dài vô tận
Để cho ta thấy được lòng yêu thương

Gần đây chúng ta sẽ chia tay một người bạn thân, người "điệu nghệ" với bạn bè qua nhiều năm tháng. Tập thể lớp C1-88 sẽ đăng cai một buổi tiệc chia tay với Khiếu và khách mời.
Bạn như một đóa hoa giữa lưng đồi, một vệt mây ở bên trời lặng lẽ, đôi vai nhỏ gánh đầy tình bạn, tâm hồn như thơ như họa, để vui cùng bạn bè. Bạn đi Mỹ rồi - Nhiều bạn sẽ nhớ Khiếu. 

Blog để lại nặng ân tình như thế !


Xin cám ơn cuộc đời này!

Lễ tạ ơn 28 tháng 11 năm 2013
Từ Đạt

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

5 Về chương trình từ thiện Quảng ngãi

Hi các bạn,

Qua tin tức, nhìn cảnh bà con QN mình gồng gánh cơn lũ vừa qua thấy xót xa ghê... ngày xưa thiên nhiên không dữ dội như bây giờ, mỗi lần lụt về tụi mình vui như hội vì được nghỉ học, được đi lội nước khắp phố phường... Chỉ có 1 lần lụt lớn mình không nhớ là lớp 7 hay lớp 8 nhà mình chỉ có mình và Bà Ngoại, Thiên, Chương đi vòng vòng vào nhà mình cứu trợ và bị kẹt vì nước lên quá nhanh không về được, tối đó trên căn gác ọp ẹp 4 bà cháu nhúng bánh tráng chấm mắm ăn đỡ đói, lúc ấy mì gói còn là hàng xa xỉ,... Cuộc sống những năm tháng ấy thật đơn giản, ấm áp và hạnh phúc biết bao!

Bây giờ thị xã đã có đê bao, chuyện lụt vào trung tâm cũng hiếm nhưng các vùng xung quanh dọc sông Trà khúc thì vô tình hứng chịu hậu quả, "nhà giàu thì càng sướng....nhà nghèo thì càng nghèo..., dân thành thị lúc nào cũng đầy đủ và sung sướng hơn dân quê..."

Chương trình từ thiện của mình thật đúng lúc không cần phải Tết âm lịch, ngay lúc này nhờ bạn Uyên, Khiếu phát động sớm việc ủng hộ, Thiện Tâm, Chấn, Thế, KA, Huệ,...chuẩn bị chương trình cụ thể, các vùng gần thị xã bị nặng cũng tốt, các bạn QN sắp xếp dễ 

Rất mong các bạn quan tâm, phối hợp cùng nhau, nhanh tay nha các 

Thân,
Minh Ánh

P/S: Tối nay (20/11) sẽ bàn kỹ hơn ở Quảng Ngãi

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

3 Gặp nhau ở Quảng Ngãi

Hello bà con C1-88 Quảng Ngãi,

Khiếu có kế hoạch về Quảng Ngãi vài ngày, nhân dịp này rất mong anh chị em Quảng Ngãi setup một buổi tiệc tương đối hoành tráng để "gặp nhau lần nào cũng nhậu". Nhờ bác Tâm, bác Thế, bán Chấn, bác Đức, bác Khánh Anh, Ngọc Huệ, ... kêu gọi anh em Quảng Ngãi càng đông càng vui.

Nếu được dự kiến vào chiều tối thứ 4, ngày 20/11/2013. Ngoài chương trình gặp mặt ăn chơi, chúng ta cũng cần có phát thảo phiên bản đầu tiên cho chương trình từ thiện ở Quảng Ngãi luôn.

Rất mong bà con Quảng Ngãi ủng hộ nhiệt tình...

---
Khiếu

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

9 v/v chuyển giao blog của lớp

Dear all,

Hôm trước mọi người có ngồi với nhau và thống nhất sơ bộ là Duy Uyên sẽ đảm nhận chức năng tổng biên tập cho blog của lớp và Uyên cũng đã vui vẻ nhận lời. Như vậy bắt đầu từ nay, phần nội dung của blog, biên tập và chọn lọc bài để post sẽ do Duy Uyên đảm nhận, phần kỹ thuật Khiếu vẫn nắm và chịu trách nhiệm để blog chạy ổn định, trình bày hợp lý.

"LỄ BÀN GIAO" giữa Khiếu và Uyên sẽ được "TỔ CHỨC" vào thứ 7 tuần này.

Thông báo cho toàn lớp biết sơ bộ vậy, có gì sẽ cập nhật tiếp...

Khiếu

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

0 TIN BUỒN - BA HIỂN

Mọi người,

Thông báo tin buồn, ba Hiển sau thời gian lâm bệnh đã mất vào lúc 7h sáng nay, ngày 02 tháng 11 năm 2013, hưởng thọ 82 tuổi.

Tập thể 12C1-88 và bạn bè xin chia buồn cùng Hiển và gia đình. Thành kính phân ưu.

Mọi người đến viếng tại nhà tang lễ Quận Gò Vấp, gần chùa Nghệ Sỹ.

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

5 LỖI TẠI TÔI

[Từ Dược]

Tôi đã phạm nhiều tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót: lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng…
(Kinh thú nhận – Thiên Chúa)


1. Lỗi tại tôi là…

Tại sao mình không chọn lựa im lặng là cách trả lời khôn ngoan nhất, dù biết rằng người hứng chịu và biết lắng nghe đếm được mấy ai ? Ca dao tục ngữ có câu “Quảng Nam hay cãi vả, Quảng Ngãi hay đôi co”. Quả thật nhiều người vùng miền khác đồng tình với quan điểm này với lời ta thán!

Một quan hệ gặp nhau, tất nhiên phải có đối thoại, mỗi người một ý kiến, lập luận của nhiều người ở các góc độ khác nhau. Như vậy, ta sẽ học, lượm lặt được nhiều ý tưởng hay, độc đáo để bỏ bụng. Rút tỉa phép so sánh, quy nạp, tổng hợp, phân tích… Từ những thông tin đã có sẽ mở mang thêm kiến thức.

Theo Kinh Dịch, nền tảng của triết học Á Đông cổ cho rằng: “Trong trời đất không có việc gì, vật gì mà không hàm chứa mâu thuẫn bên trong, tất cả đều có hai mặt đối lập của một vấn đề”. Ai cũng biết vậy thì đừng có làm mích lòng người khác bằng sự cãi cọ vô ích.

Một sự việc có nhiều đáp án, tùy thuộc vào chỗ đứng của người quan sát. Nếu lấy quyền lợi, cái tôi đáng ghét, sự hẹp hòi cố chấp để lý giải và thường bảo thủ ý kiến mình, đóng khép lại những thông tin của người khác, bác bỏ những luận điểm vừa nêu thì chỉ có… ồn ào.

Bị kích thích bởi tâm lý thích thể hiện, chinh phục, tranh luận, áp đảo, đè nén người khác sẽ là người đầu tiên chịu thiệt thòi. Nên bình tĩnh, sáng suốt nhận định, chịu lắng nghe, nhường nhịn, chia sẻ…Nếu đã không còn chịu hiểu nhau thì hãy lấy sự an ủi mình chưa đủ kiến thức, năng lượng, tâm từ để giải phóng rắc rối này. Giống như thầy giáo truyền đạt cho học sinh, trò không hiểu chính lỗi tại thầy!


2. Lỗi tại tôi là …

Con người khó tránh được “nữa hồn thương đau”. Đấng sáng thế đã tạo ra người phụ nữ chính là chiếc xương sườn thất lạc rồi sẽ tìm được nơi về với nữa kia của chính mình. Cái không trọn vẹn hoàn toàn đó có lẽ chính là nguồn gốc phát sinh ra mâu thuẫn vợ chồng !?

Thỉnh thoảng mới gặp người thân, bạn bè, đôi lúc còn có chuyện giận hờn. Huống gì sống trọn đời với người bầu bạn ắt khó tránh nhiều chuyện không vui. Giới tính khác, môi trường giáo dục khác, ăn uống sinh hoạt đều khác biệt. Đến khi thành vợ chồng thì đòi hỏi phải biết hy sinh cho nhau, tìm tiếng nói chung, cùng nhìn nhau về một hướng, âu cũng là khó cho đôi uyên ương. Chuyện va chạm nhiều lúc không đáng, vụn vặt. Tuy vậy, nó cũng như giọt mưa là nhỏ, nhưng nhiều giọt mưa làm nên sông hồ, biển cả.

Có một chuyện rất hay về “góc nhìn” 

Một người vợ rất thích ăn sầu riêng, luôn mua về ăn trong sự thèm thuồng. Người chồng tinh ý nên mỗi lần vợ mời “lơi”, người chồng tìm cách chối từ.

Một hôm, vợ đang ăn sầu riêng và có lời qua lại về vấn đề mâu thuẫn. Nhân cơ hội này, người chồng lấy thực tế từ trái sầu riêng và lý giải: vợ rất phấn khích khi chỉ cần nghe mùi sầu riêng thì bao tử đã lên tiếng rồi. Trong khi chồng bịt mồm nhăn mặt. 

Vợ ăn không còn sót một mẫu vụn, chồng thì luống cuống tìm nơi nôn mửa.

Vậy thì sầu riêng thơm hay thối, ngon hay dở, thích hay không ? Cuộc đời còn chua ngọt đắng cay thì ôi thôi rắc rối còn nhiều kẻ khen người chê. Tất cả chỉ là cảm nhận mà ra. Lỗi tại tôi vì đã mang thân làm “kiếp con người” ! 


3. Lỗi tại tôi vì…

Đa phần bạn bè, thường là bạn học lúc còn nhỏ, học phổ thông, lâu ngày càng thân thương hơn. Tôi có một cháu trai tâm sự “Sau khi bạn bè mỗi đứa một nơi để lo việc học hành. Ngày Tết về rất háo hức để được gặp nhau với nhiều nỗi niềm chia sẻ. Nhưng bị bất ngờ với những bạn cũ rất lạnh nhạt, và không chịu tiếp xúc cháu nữa – cháu bị sốc”.

Kéo cháu lên phòng đọc sách của nhà thờ họ, tôi giải thích: “Một mối quan hệ tốt, bền vững, thường thỏa mãn ít nhất một trong hai yếu tố sau: cháu phải đem lại giá trị tinh thần, hay vật chất cho người muốn gặp. Nếu thiếu cả hai ý vừa nêu thì cháu chịu khó đóng cửa phòng mà lo chăm chỉ đọc sách, tránh giao tiếp không cần thiết”.

Người tài giỏi thật sự có đức tính khiêm tốn, sẽ làm ra vẻ như người bình thường. Người ta cần ít biết đến họ chừng nào là một cơ hội cho họ thấy sung sướng. Của quý mà cả xã hội biết quý là đã đánh mất cái quý của nó rồi. Lỗi tại tôi không thông báo góc nhìn này cho cháu sớm hơn.



4. Lỗi tại tôi là…

Người giỏi đã là may mắn, có một tập thể bạn giỏi thì càng may mắn hơn. Những lần ngồi với bạn bè, rất cảm ơn với lòng chân thành, tôi góp nhặt rất nhiều thông tin tốt, những ý tưởng táo bạo của các bạn, đa phần đã thành danh trong xã hội.

Người giỏi cho ra đời blog “Ngày xưa 88” là một ý tưởng tuyệt vời việc làm rất đáng hoan nghênh. Sanh ra khó, nuôi dưỡng càng khó hơn .Bác Khiếu đã nhanh tay “kết nối”, tình cảm anh em ngày càng gắn bó với nhau hơn.

Một năm có 365 ngày cho 50 bạn trong lớp, chia đều cho nhau trung bình mỗi bạn có 6 bài viết đóng góp trong một năm. Vị chi là 2 tháng cho một bài viết thì trong tầm tay của các bạn.Vì thế Blog ngày nào cũng có tin mới, thông tin đa dạng, những thành quả của lớp, chia sẽ hạnh phúc, trao đổi, kiếm tìm cho hiện tại và một tương lai tốt đẹp của blog…Lỗi tại tôi vì biết giá trị blog “ngày xưa 88” hơi trễ. Lỗi tại tôi mọi đàng…

Từ Dược

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

0 Đăng ký chương trình từ thiện Quảng Ngãi

Chào mọi người,

Đã mở mục đăng ký chương trình từ thiện cuối năm tại Quảng Ngãi (Trước Tết âm lịch), mọi người vào đăng ký để ủng hộ quỹ từ thiện Quảng Ngãi ngay từ bây giờ.

Các bạn ở Quảng Ngãi cập nhật thông tin cho chương tình càng chi tiết càng tốt.

Tất cả các tin tức liên quan đến chương trình, danh sách đăng ký và số tiền ủng hộ sẽ được cập nhật thường xuyên và online trên blog. Mục từ thiện Quảng Ngãi sẽ nằm trên cùng (trong mục thời sự), phía trên bên trái blog để mọi người tiện theo dõi.

0 Thăm Ba của Hiển

Dear All,

Được biết ba Hiển bị bệnh và đang điều trị tại bệnh viện Gia Định.
Lớp sẽ tổ chức đến thăm hỏi và chúc sức khỏe Bác. Mọi người liên hệ với Minh Ánh.

Chúc Bác sớm bình phục và hạnh phúc cùng con cháu.

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

5 Blog mở chuyên mục mới

[Lê Văn Khiếu]

Dear Anh em,

Lâu quá ít cập nhật thông tin cho blog, xin lỗi mọi người.
Hôm nay ngồi tổng hợp lại tất cả các ý kiến và tâm huyết của anh em thấy có nhiều việc cần làm cho blog của lớp nhưng chưa làm được.

Một trong những ý kiến có ích đáng quan tâm là chúng ta cần mở một chuyên mục gì đó mang tính "CẨM NANG QUẢNG NGÃI Ở SÀI GÒN". Nghe tiêu đề chuyên mục chúng ta cũng có thể hình dung mục đích và ý nghĩa lâu dài của nó. Blog của chúng ta ngoài những thông tin liên quan đến lớp, các chuyên mục nội bộ, ... chúng ta cũng nên hướng đến những thông tin mang tính cộng đồng.

Dẫu biết rằng làm việc gì cũng cần thời gian và công sức, nhưng tôi nghĩ, nếu chúng ta mỗi người góp một tay thì chuyện gì cũng có thể...

Phát thảo ban đầu (lấy ý kiến của anh em ở SG khi ngồi ở cafe AQ), chuyên mục này sẽ tập trung phổ biến các thông tin sau:
  • Ẩm thực Quảng Ngãi ở SG (dĩ nhiên là phục vụ cho người QN ở SG, Việt kiều về nước ở... SG)
  • Thông tin khám chữa bệnh ở SG
  • Thông tin học tập, nghiên cứu
  • Các điểm du lịch
  • Tin cộng đồng (Quảng Ngãi)
Trước mắt là như vậy, và trước nhất chắc là mở đầu bằng "Ẩm thực Quảng Ngãi ở Sài Gòn". Mọi người có địa chỉ nào về ăn uống, các món ăn QN ở SG bán ở đâu, ... thì thông báo về blog để cập nhật.

Chuyên mục "CẨM NANG QUẢNG NGÃI Ở SÀI GÒN" sẽ nằm bên trái, phía trên của Blog, dưới mục thời sự.

Mọi người đóng góp thêm để chuyên mục thật sự có ý nghĩa, chúng ta nhắm đến phục vụ cho cộng đồng: bà con QN vào SG chơi, chữa bệnh, đưa con đi thi, đi học, ... và bà con ở SG muốn tìm những nơi có ẩm thực, văn hóa QN để thưởng thức và giới thiệu mọi người cùng thưởng thức.

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

2 Mỗi ngày 1 câu câu chuyện

[Sưu tầm]

Mỗi lần thất vọng hay gặp thất bại trong cuộc sống, tôi lại nghĩ đến câu chuyện của một cậu bé gần nhà.

Ngày đó, em đang tranh tài với các bạn cùng lớp trong một vai diễn trong vở kịch của trường. Mẹ em nói với tôi rằng em đã đặt hết tâm nguyện vào vai diễn thử này, mặc dầu trong thâm tâm bà biết rằng con trai bà không đủ năng khiếu.

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

0 Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Nguyên soái Gregory Zhukov của Liên Xô, Tướng Dwight D. Eisenhower của Mỹ được công nhận là những nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc nhất của thế kỷ 20

Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp qua đời lúc 18h09 ngày 4/10 tại Viện quân y 108 (Hà Nội) khi ông vừa bước sang tuổi 103.
(vnexpress.net)

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

2 Phát âm miền Tây Nam Bộ

[Ngô Hữu Chiến gởi đến blog]

Tại một cơ quan nọ có 3 người đàn ông mang 3 cái tên: Hoan, Quan và Quang, mà theo giọng của người miền Tây Nam Bộ thì chỉ có duy nhất kiểu phát âm là “Wang”.

Một hôm, có một cô gái trẻ là dân Nam Bộ chính hiệu, đã đến gõ cửa cơ quan gặp ông bảo vệ và nói:

- Bác ơi, làm ơn cho con gặp anh Wang!

- Wang nào? Ở đây có 3 Wang;

Wang không có cu (Q) cũng không có dê (g); Wang có cu có dê và Wang có cu không dê. 
Sư phụ
Cô kiếm Wang nào?

- Dạ, con kiếm anh Wang có cu mà không dê đó bác!

Một cô người Bắc tình cờ đi ngang qua có nghe mẫu đối thoại đó, lầm bầm:

- Mẹ nó, "có cu mà không dê thì kiếm nó làm quái gì chứ!

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

0 Trích từ Facebook

[Mây Hồng]

Khi người ta nói: Cô ấy có tất cả
Tôi có một câu trả lời: Tôi chưa có ngày mai

- Elizabeth Taylor

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

1 MÙA TRÂM CHÍN ĐÃ XA

[Nguyễn Thị Mây Hồng]


Mình lại lặn lội lên thăm bạn là có lý do, không phải chỉ vì nhớ những mùa trâm chín ...
Một đêm bạn nằm ôm con, ngày nào cũng ngủ bên cạnh con vậy mà hôm nay bạn thảng thốt nhận ra rằng sao con mình lại gầy nhanh đến thế. Vòng tay ôm quanh cơ thể con ngày nào trở nên quá rộng, cổ tay cổ chân mũm mĩm bây giờ nhỏ bé, lạc lõng trong bàn tay bạn. Mắt con trũng sâu. Rồi bạn hoảng hốt khi con sụt những 5 kg lúc nào mà bạn không hay. Mãi mê với công việc, phòng khám từ khi nào bạn đã quên mất con tồn tại, đứa con trai duy nhất mà bạn phải khó khăn như thế nào mới sinh được.

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

1 KHI NÀO BẠN MUỐN VỀ THĂM CHA MẸ NHẤT ?

[Trần Thị Minh Ánh sưu tầm gởi đến blog]

Mỗi khi cha mẹ gọi điện hỏi: “Khi nào về hả con?”, tôi đều trả lời bâng quơ: “Khi nào được nghỉ ạ”, “Dạo này việc học bận quá, đợi bao giờ con rảnh ạ”, “Tháng sau con về nhé!”… Nhưng thực tình những lúc khó khăn nhất, buồn bã nhất, đau khổ nhất, tôi mới nghĩ đến chuyện về thăm nhà.

Chỉ những lúc gặp trắc trở, bế tắc, không tìm được lối ra, chúng ta mới nhớ đến việc trở về với cha mẹ, với mái nhà thân yêu, với nơi mà lúc nào cũng che chở và ôm ấp ta như một đứa trẻ. Còn những lúc mọi việc đều thuận lợi, công việc, học hành đều ổn thì chúng ta sẽ chẳng nhớ nhà đâu. Những ngày bình thường, chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân, đi chơi với bạn bè, hẹn hò với người yêu, hay đơn giản là lên mạng chat chit, còn chuyện về thăm nhà thì sẽ không nghĩ đến. Bởi lúc đó chúng ta cảm thấy như thế là thoải mái, là thảnh thơi.

Khi bị sếp mắng, khi công việc không giải quyết được, khi gánh nặng "cơm áo" đè lên đôi vai, khiến chúng ta mệt nhoài, khi học hành, thi cử với kết quả không mong muốn, thì chúng ta mới gọi điện về cho cha mẹ, mới trở về để quên hết những phiền lòng, quên hết những toan tính ngoài xã hội.

Khi bị bạn bè "bán đứng", bỏ rơi, khi tình yêu gặp trục trặc, khi đi qua một mối tình, chúng ta đau khổ, chúng ta cần một nơi để chữa lành vết thương lòng, chúng ta mới nghĩ đến chuyện về thăm nhà. “Mẹ ơi, hôm nay con về nhà nhé?”, và đầu dây bên kia sẽ là “Ừ con về đi, mẹ nấu cơm phần rồi đấy”, chúng ta về nhà lúc này không phải vì chúng ta được nghỉ, vì chúng ta rảnh rỗi, mà đơn giản vì chúng ta cần được yêu thương.

Với những người đi học, đi làm xa nhà, thì số lần gặp cha mẹ trong cuộc đời này chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Người chỉ về được dịp hè, người về được dịp Tết, thậm chí có người vài năm mới về một lần. Tôi đã từng đọc được ở đâu đó, có người nói rằng: "Nếu bố mẹ còn sống được 20 năm nữa thì họ cũng chỉ được gặp 20 lần. Nhưng với nhiều người, bố mẹ có thể còn sống trên đời này khoảng 10 năm nữa thôi, vậy là chỉ còn 10 lần gặp mặt bố mẹ. Khoảng thời gian bố mẹ còn trên đời này của mỗi người có thể ngắn hơn nữa; chắc có người trong chúng ta không dám nghĩ tiếp". Rồi chúng ta sẽ về đâu khi mái nhà ấy không còn cha mẹ nữa, chúng ta sẽ “dưỡng thương” thế nào khi trở về mà không có ai mừng vui, rạng rỡ, chăm sóc ta như một đứa trẻ thơ?

Vậy mà chúng ta nhiều khi ích kỷ chỉ sống cho bản thân mình, mặc định sự yêu thương của cha mẹ dành cho ta là trách nhiệm, là nghĩa vụ. Thế đấy, chúng ta luôn về nhà với một tâm trạng thất bại nhất. 

Hãy dành cho ba mẹ, những người đã cả đời hi sinh vì con cái những khoảng thời gian ý nghĩa, những chuyến trở về đầy bất ngờ và chẳng vì điều gì khác ngoài lí do "Con nhớ nhà, con về chơi để ba mẹ đỡ buồn và gia đình mình sum họp".

Các bạn ạ, về nhà thôi !

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

2 VÌ CÓ MỘT NGƯỜI CHA ĐÃ HỨA

Năm 1989, một trận động đất 8,2 độ Richter gần như san bằng Armenia, làm hơn 30.000 người chết trong vòng 4 phút.
***
Trong cơn hỗn loạn, có một người đàn ông dặn vợ mình ở nhà cho an toàn, rồi chạy ào đến trường, nơi con trai của ông đang học. Ở đó, ông nhìn thấy một đống đổ nát - ngôi trường đã sập hoàn toàn. Ngay lúc đó, người đàn ông nhớ đến lời hứa ông luôn nói với con mình: "Dù thế nào, bố cũng luôn bảo vệ con!". Và ông bật khóc khi nhìn đống gạch vụn đã từng là trường học.
Rồi ông bắt đầu cố định hướng xem lớp của con mình nằm ở vị trí nào. Góc bên phải phía sau của trường học! Ông lao đến và bắt đầu bới đống gạch đá.
Nhiều vị phụ huynh nhìn thấy người đàn ông làm như vậy, họ vừa khóc vừa kéo ông ra, kêu lên: "Quá muộn rồi!", "Anh không làm được gì đâu!", "Về nhà đi!", hoặc "Chúng ta phải chờ cứu hộ đến thôi!"...
Nhưng để đáp lại những lời đó, người đàn ông chỉ nói đúng một câu: "Giúp tôi một tay!" Và ông vẫn tiếp tục bới đống gạch, cẩn thận quẳng từng viên gạch, từng mảng tường ra ngoài.
Đội cứu hộ đến và họ cũng cố lôi ông ra khỏi đống đổ nát.
- Chúng tôi sẽ lo việc này! Ông về nhà đi!
Nhưng người cha vẫn dọn dẹp từng viên gạch, và chỉ đáp:
- Giúp tôi một tay đi!
Cảnh sát cũng có mặt. Họ cũng khuyên can người đàn ông:
- Anh đang trong trạng thái không ổn định. Anh có thể gây nguy hiểm cho mình và cho người khác, đề nghị anh về nhà!
Nhưng họ cũng chỉ được nghe một câu đáp: - Giúp tôi một tay!
Một người, rồi nhiều người bắt đầu vào "giúp một tay". Họ đào bới đống gạch suốt 8 tiếng... 12 tiếng... 24 tiếng... 36 tiếng... Và đến tiếng thứ 38, khi kéo một tảng bê-tông ra, dường như họ nghe thấy tiếng trẻ con.
- Armand? - Người đàn ông gọi to, giọng nghẹn lại.
Và ông nghe tiếng trả lời:
- Bố phải không? Con ở đây này! Con đang bảo các bạn đừng lo, vì bố sẽ đến cứu con, và cứu cả các bạn nữa! Bố đã hứa bố sẽ luôn bảo vệ con mà...
14 học sinh trong số 33 em ở lớp của Armand được cứu sống hôm đó, vì khi ngôi trường sập xuống, một tảng bê-tông to đã chèn vào tạo thành cái "hang" nhỏ và các em bị kẹt. Armand đã bảo các bạn đừng khóc, bởi vì "bố tớ sẽ đến cứu chúng ta".
Các em nhỏ hoảng sợ, đói và khát, nhưng đã được cứu sống, bởi vì có một người cha đã hứa.

[Sưu tầm]

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

0 Than phiền...

Hé-lô bà con,

Lâu quá trên blog (online) không có gì mà gặp nhau (offline) cũng không thấy gì luôn.
Bà con có ai có nhả ý hay sáng kiến gì không ???

P/S: Nghiệm lại thấy ăn chồn xui thiệt - hehe - sorry bác Vinh.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

1 Siêu toán

<Phan Ngọc Thiên gởi đến blog>

2 Chương trình từ thiện Quảng Ngãi

Hi all,

Tiếp theo Thư cảm ơn sau chương trình Di linh, lớp mình có thư ngỏ cho chương trình từ thiện: Quảng ngãi quê mình - Tết Giáp Ngọ 2014. Mình thấy thời gian còn dài nên chưa khuấy động, sáng nay bạn Uyên C6 đã chuyển cho mình 1 triệu đóng góp... 
  • Nhờ các bạn cùng phối hợp triển khai sớm:
  • Khiếu thiết kế 1 chỗ trên blog cho chương trình
  • Ánh update đóng góp... 
  • BCH Quảng ngãi cùng Yến và các bạn nghiên cứu sẽ làm gì: vùng nào? thành phần? chương trình?...
Các bạn Quảng Ngãi cứ thiết kế chương trình dự kiến, gửi mọi người, mọi người sẽ bổ sung ý kiến. BS. Phương, người đã sống trên miền núi trong thời gian dài, hiện đang tham gia trong tổ chức từ thiện tại SG... sẽ có nhiều đóng góp ý tưởng... Mọi người đều có việc riêng của mình, nhưng Ánh nghĩ vẫn có thể dành thời gian, công sức một chút, mỗi người một tay nha các bạn... 

Thân, 
Minh Ánh

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

0 Video 25 năm - phần 4

Phần này mọi người sẽ có cơ hội diện kiến "Hồng Thảo" và "anh Dũng - KA"


<Còn nữa>

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

1 Người Huế là tổ tiên của người Nhật?

[Phan Ngọc Thiên gởi đến blog]

Trước khi đọc câu chuyện bên dưới, độc giả cần làm quen với vài câu nói tiếng Nhật sau đây để đối chiếu với ngôn ngữ dùng trong câu chuyện. Những câu nói ngắn tiêu biểu trong tiếng Nhật thường là những cụm từ kết hợp khoảng 4 từ:
  • Konnichiwa (cô-ni-chi-va) (Chào bạn)
  • Ogenki desu ka (ô-gen-ki-dex- ka) (Bạn có khoẻ không?)
  • Hai, genki desu (hẩy - gen-ki-dex) (Dạ khoẻ)
  • Anata wa? (a-na-ta-va) (Còn bạn khoẻ không?)
  • Watashi-mo genki-desu (oa-ta-Si-mô gen-ki-dex) (Tôi cũng khoẻ)
  • Arigatou (a-ri-ga-tô) (Cám ơn bạn)
Có một nhà nghiên cứu nhân chủng học người Nhật đi tìm nguồn gốc tổ tiên của dân tộc mình. Ông ta đã đi khắp thế giới để tìm kiếm nhưng vô vọng. Cuối cùng, ông trở về Châu Á và đặt chân đến Việt Nam. Ông đi tàu lửa từ ga Hà Nội. Vào đến ga Huế, tình cờ ông nghe được 2 người dân địa phương trò chuyện với nhau:
  • Mi đi ga ni?
  • Ừ, tau đi ga ni. Mi đi ga mô?
  • Ga tê. Tau đi ga tê.
  • Ga tê ga chi?
  • Ga Lăng Cô tề.
  • Răng đông như ri?
  • Ri mà đông chi!
  • Mi ra ga mô?
  • Ra ga Nam Ô.
  • Khi mô mi đi?
  • Chừ chứ khi mô.
  • Mi lo đi đi.
  • Ừ, tau đi nghe mi!
Nhận ra cách phát âm ngôn ngữ của người dân địa phương ở đây không khác gì tiếng Nhật ngày nay, nhà nghiên cứu người Nhật đã mừng rỡ reo lên: “A! Đây chính là tổ tiên của người Nhật!”

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

9 Thư cám ơn

Thân gửi các bạn,

Thay mặt tập thể lớp C1-88 và bạn bè, đoàn công tác từ thiện Di Linh chân thành cảm ơn tấm lòng của bạn! Chính sự nhiệt tình của các bạn mà chuyến đi đầu tiên đã thành công ngoài mong đợi…

”Cho đi là còn mãi…”, đúng như tinh thần thầy Phan Ngọc Thảo đã nói, còn mãi nơi đây và trong lòng mỗi thành viên tham gia những ánh mắt, nụ cười của các cụ, các cô, chú, anh, chị, em khuyết tật, các em bé dân tộc đáng yêu,… tuy không nhiều nhưng chúng ta đã thắp lên những ngọn lửa, niềm tin trong cuộc sống…

Các Thầy ở Chùa Linh Thắng đã chuẩn bị danh sách chi tiết bà con ở 10 xã, chủ yếu là các cụ già neo đơn, người khuyết tật nghèo với tổng số 125 phần quà, chi tiết chương trình, hình ảnh, quà và thu chi quỹ đã cập nhật ở blog của lớp: http://ngayxua88.blogspot.com, các bạn có thể vào đây để xem chi tiết. Ngoài ra do mình không chủ động báo trước số lượng tập trắng mang theo nên thùng tập bạn Thơ (đại diện cho một số bạn ở khóa 91) chuyển lên xe vào giờ cuối tụi mình gửi lại cho các Thầy, các Thầy sẽ phát cho các cháu khó khăn vào dịp Trung thu này…

Trên tinh thần cùng thương yêu, đồng cảm và chia sẻ…, tập thể C1-88 và bạn bè sẽ tiếp tục chương trình từ thiện, điểm đến sắp tới là đồng bào Trà Bồng, Sơn Hà, Quảng ngãi quê mình. Quà Tết Âm lịch sẽ đến tay những bà con nghèo miền núi trước rằm tháng chạp để bà con ăn Tết…

Mong các bạn tiếp tục đồng hành cùng C1-88. Chương trình từ thiện “Quảng ngãi quê mình” sẽ nhận ủng hộ từ bây giờ đến Tết dương lịch.

Phong và Trình ủng hộ quỹ từ thiện vào giờ phút cuối (trước khi lên đường) - hình ảnh minh họa cho bài viết, đại diện cho tất cả các hình ảnh tương tự.

Chân thành cảm ơn!
C1-88 và bạn bè

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

19 Nhật ký từ thiện Di Linh

Chào mọi người,
Thay mặt đoàn công tác từ thiện Di Linh, Khiếu viết lại "nhật ký hành trình từ thiện thông qua hình ảnh" để mọi người có thể nắm được chi tiết về chuyến làm từ thiện đầu tiên của lớp. Nhìn thấy hình ảnh bà con đón chờ quà từ thiện của chúng ta, nhìn thấy sự chuẩn bị chuyên nghiệp và chu đáo của Hồng Hải, ... mới cảm nhận được hết "giá trị i.C1" (cám ơn Phong-C7, Trình-C2 đã đồng hành tài chính cùng đoàn, sẽ có thư cám ơn gởi đến từng bạn...)
Đúng 12h, khuya 23/08/2013, chúng tôi lên xe, xuất phát. Đoàn chúng ta ra đi tuy không nhiều nhưng có đầy đủ thành phần cần thiết: Trưởng đoàn, Phóng viên ảnh, Bác sỹ, Doanh nhân, Thiếu niên, Nhi đồng, ...
Quá nhiều quà... BS. Phương bị đè mà vẫn ngủ say
6h sáng, Hồng Hải đón đoàn tại Di Linh

Chúng ta có hẳn 1 phóng viên ảnh chuyên nghiệp

Hình ảnh bắt gặp đầu tiên, bà con sếp hàng chờ nhận quà từ sáng sớm

Chùa Linh Thằng - Di Linh đã chuẩn bị sẵn nhân sự cho tất cả các khâu vận chuyển, phát quà, ...
Tất bật sắp xếp quà
Tất cả đã sẵn sàng
Các vị đại diện (Chùa, địa phương, đoàn từ thiện) phát biểu cảm nghĩ, lý do, ...
Bà con đến từ nhiều xã xa xôi, hẻo lánh chờ gọi tên để nhận quà (danh sách do hội từ thiện chùa lên trước theo số lượng quà mình đã báo). Rất chuyên nghiệp, bài bản, rõ ràng
Phía sau hậu trường
Bà phó CT huyện Di Linh trao quà
Lần lượt các thành viên trong đoàn trao quà cho bà con




Các cháu cũng tham gia từ thiện (con Khiếu, con Lãm, con Ánh, con Ly, ...)
Chụp hình lưu niệm , chia tay chùa Linh Thắng, một ngôi chùa tuyệt đẹp với nhiều pho tượng gỗ được guinness công nhận. Đoàn từ thiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: công việc đúng kế hoạch, quà rất chu đáo, bà con rất vui và để lại nhiều cảm xúc khó quên... chúng ta đã trao tặng 125 phần quà và 1 thùng vở tập (do khóa 91 ủng hộ). Tổng chi phí cho quà từ thiện lần này gần 40 triệu đồng.
Quan cảnh chùa Linh Thắng với toàn cây xanh, thực vật rất lạ. Đoàn đi ngoài trưởng, phó đoàn, phóng viên ảnh, ... còn có cả model
Đến thăm và chụp hình lưu niệm tại nhà Hồng Hải
Bên ngoài nhà Hồng Hải
Chia tay TT Di Linh, kết thúc công việc từ thiện tốt đẹp. Đoàn tiếp tục có chuyến tham quan tại TP. Đà Lạt với nhiều câu chuyện, tình tiết mới lạ.... hồi sau kể tiếp. Mời các bạn đón xem ở bài sau.

Di Linh - Lâm Đồng - 23,24 tháng 08 năm 2013
Khiếu