Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

0 S nặng và X nhẹ

Tình trạng nhầm lẫn giữa chữ X và chữ S quá phổ biến. Ngay cả trong sách, báo, công văn, giấy tờ… đến các biển báo công cộng thỉnh thoảng vẫn có sự nhầm lẫn tệ hại này. 

Ví dụ: Đúng ra là “THÔ SƠ” thì biển báo này lại viết là “THÔ XƠ” 

Để dễ phân biệt. Giáo viên gọi S là “sờ nặng” vì phát âm nặng hơn, X là “sờ nhẹ” vì phát âm nhẹ hơn.

Từ hình dáng của 2 chữ cái, giáo viên (GV) sáng kiến vẽ thêm vào chữ S để thành hình 1 con chim và S được gọi là “sờ chim”, cũng có nghĩa là “sờ nặng”. Còn chữ X, giáo viên vẽ thêm cánh trông giống con bướm và X được gọi là “sờ bướm”, cũng có nghĩa là “ sờ nhẹ”. 

Từ đó giáo viên bắt đầu áp dụng để các em dễ nhớ và dễ phân biệt: 
GV hỏi : Sờ chim là sờ gì ?
Các em: Sờ chim là sờ nặng ạ !
GV hỏi : Sờ bướm là sờ gì ?
Các em: Sờ bướm là sờ nhẹ ạ ! 


Áp dụng vào các câu, từ cụ thể
GV hỏi : Sung Sướng là sờ gì ? 
Các em: Sung Sướng là sờ chim ạ ! 
GV hỏi : Xấu Xa là sờ gì ? 
Các em: Xấu Xa là sờ bướm ạ ! 
GV hỏi : Sản Xuất là sờ gì ? 
Các em: Sản Xuất là sờ cả chim, sờ cả bướm ạ ! 


Theo cách đó, tự các em phân biệt S và X trong mọi câu-từ khác như: 

Sẵn Sàng là sờ chim 
Xa Xỉ là sờ bướm 
Xuyên Suốt là sờ cả bướm , sờ cả chim 
Sâu Sắc là sờ chim 
Xinh xắn là sờ bướm 
Xuất Sắc là sờ cả bướm , sờ cả chim 
Sáng Suốt là sờ chim 
Xao Xuyến là sờ bướm 
Xài Sang là sờ cả bướm , sờ cả chim

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét