Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

14 Những hình ảnh ăn Tết Ất Mùi khắp nơi của bạn bè C1-88

Chào các bạn,

Chúc mừng một năm Ất Mùi an khang thịnh vượng.

Chắc mọi người đã trải qua một cái Tết thật vui vẻ và đã lưu lại nhiều bức ảnh đẹp ngày Tết. Các bạn hãy gởi cho Chương để mình thu tập và post lên blog. Giá trị nhất là các ảnh chụp tập thể họp mặt các bạn trong lớp, ở QN hay SG; nhưng ngoài ra cũng hoan nghênh các ảnh cá nhân, gia đình, đặc biệt là các bạn (trong đó có mình) không có điều kiện họp mặt các bạn trong lớp.

Những hình ảnh này cũng sẽ được tân dụng để làm mới lại giao diện blog - cũng đã không thay đổi đã khá lâu - một nhiệm vụ được dự định thực hiện năm rồi nhưng vì bận đột xuất cuối năm và kế hoạch nghỉ Tết sơm nên chưa thực hiện được. Mình sẽ cố gắng hoàn tất trong 1-2 tuần tới.

Sau đây là một số hình đầu tiên mình nhận được. 

Cập nhật: thêm một số hình Lam Điền gởi - các bóng hồng lớp mình











Các fan của Ronaldo/Real Madrid ăn mảnh Tất Niên ngày 28 Tết




C1 gặp mặt ngày Tết tại Quảng Ngãi




Đây là thầy Hội phải không? Còn các thầy cô khác không đi được à?









Còn đây là gia đình mình...


Ở đường hoa Phú Mỹ Hưng trước Tết


Mồng một Tết ở quảng trường tại Chiangmai, Thailand.
Cộng đồng người Hoa tổ chức lễ hội đón Tết.
Trong ảnh là dân tộc H'Mông (cùng nguồn gốc với VN) tại Chiangmai.


Tại một vườn hoa ở Chiangmai, Thailand






Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

0 Thăm cà chúc Tết bạn Thanh

[Khánh Anh, 12/05/2015]

Hi các bạn,

Năm nhuận, Tết đến muộn, tưởng đâu sẽ thư thả hơn, không ngờ mọi việc dồn đến chạy không kịp. Hẹn với chị On (chị của Đức Thanh) mấy lần, cuối cùng thì trưa hôm nay cũng tranh thủ được 3 bạn đến thăm và tặng quà cho Thanh.



Thấy Thanh và em trai mừng lắm, bắt tay bạn bè xong cứ đi ra, đi vô như tìm cái gì (thì ra là đi ra ngoài khoe với bà con buôn bán phía trước nhà -nhà ngay chợ tạm- là tui có bạn đến chơi, hi hi.
Mình có nói cho Thanh biết là Minh Đức tặng Thanh 100 usd, và quà của lớp tặng bạn và gia đình dùng Tết. Hỏi, có nhớ Minh Đức không, bạn nói là nhớ chứ, nhưng ở đâu thì không biết, nghe nói M.Đức đi làm và ở Mỹ, bạn cứ tấm tắc khen hoài, cứ khoe với chị On , bạn của em đó, toàn bác sỹ, kỹ sư, làm ở Mỹ nữa. H.Đức hỏi chứ Thanh có biết lớp mình bao nhiêu bạn ở nước ngoài không. Thanh nhanh nhẹn nói liền nghe, Khiếu đi Mỹ năm ngoái , rồi Bùi Trần Minh Nhựt, Trần Thị Bích Thủy, Cao Thu Thủy, Trần Quang Thái, Minh Đức, Thái Mạnh Triết ... đọc đầy đủ họ tên luôn. Vậy mà khi nhắc tên Bích Thủy thấy anh chàng bẽn lẽn liền, ngày xưa có để ý muh. Ông H. Đức theo ghẹo, sao ngày xưa không nói để tui làm mối cho, Thanh bảo, thôi, tình yêu bí mật mà :) , nghe dễ thương gì đâu.

Sắp đến Tết Ất Mùi, chúc các bạn và gia đình năm mới sức khỏe, mãi tươi trẻ, vui vẻ và giữ vững .... phong độ ăn chơi nha :) 

P/S: Bữa nay Thanh chuyển sang phòng khách khác hơi tối, nên hình chụp không rõ, gửi các bạn xem tạm nha.


(Chương đang ở Thái Lan bận rộn, Khiếu cập nhật blog)

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

0 Ly cà phê trên tường

Tôi ngồi cùng người bạn trong một quán cà phê nổi tiếng tại một thị trấn lân cận của Venice, Ý, thành phố của ánh sáng và nước.


Khi chúng tôi thưởng thức cà phê, một người đàn ông bước vào và ngồi xuống chiếc bàn trống bên cạnh chúng tôi. Anh gọi người phục vụ và nói:

- Hai ly cà phê, một ly trên bức tường kia.

Chúng tôi khá quan tâm khi nghe gọi thức uống như thế và quan sát thấy người đàn ông được phục vụ một ly cà phê nhưng trả tiền cho 2 ly.
Khi anh đi khỏi, người phục vụ dán một mảnh giấy lên tường, trên mảnh giấy ấy có ghi hàng chữ “Một Ly Cà Phê”.

Trong lúc chúng tôi còn ngồi đó, hai người đàn ông khác vào quán và gọi 3 ly cà phê, 2 ly trên bàn và 1 ly trên tường. Họ uống 2 ly cà phê nhưng trả tiền cho 3 ly và rời đi. Lần này cũng vậy, người phục vụ làm tương tự, anh dán một mảnh giấy lên tường, trên mảnh giấy ấy có ghi hàng chữ “Một Ly Cà Phê”.

Có điều gì đó làm chúng tôi thấy lạ và khó hiểu. Chúng tôi uống hết cà phê, trả tiền rồi rời đi. Vài ngày sau, chúng tôi có dịp quay lại quán cà phê này. Trong lúc chúng tôi đang thưởng thức cà phê, một người đàn ông ăn mặc tồi tàn bước vào. Khi anh ngồi xuống ghế, anh nhìn lên tường và nói:

- Một ly cà phê trên tường.

Người phục vụ mang cà phê đến cho anh với sự tôn trọng như thường lệ. Người đàn ông uống cà phê và đi khỏi mà không trả tiền.

Chúng tôi ngạc nhiên chứng kiến tất cả sự việc, lúc người phục vụ tháo một mảnh giấy trên tường và bỏ nó vào thùng rác.

Giờ thì chúng tôi không còn ngạc nhiên nữa – sự việc đã rất rõ ràng. Sự tôn trọng tuyệt vời dành cho người nghèo được thể hiện bởi các cư dân ở thị trấn này đã làm đôi mắt chúng tôi đẫm lệ. Hãy suy ngẫm những điều người đàn ông này mong muốn. Anh bước vào quán cà phê mà không phải hạ thấp lòng tự trọng… Anh không cần xin một ly cà phê miễn phí… không cần hỏi hay biết về người đang cho anh ly cà phê này… anh chỉ nhìn vào bức tường, gọi thức uống, thưởng thức ly cà phê của mình và rời khỏi quán.

Một ý nghĩ thật sự đẹp. Có lẽ đây là bức tường đẹp nhất mà bạn từng nhìn thấy.

(Đọc được từ Internet, không biết tác giả)

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

3 Tiến sĩ, cử nhân từ làng “ăn cơm trốn gió”

Tìm thấy một bài cũ về làng quê Ân Phú của mình... 
(http://plo.vn/giao-duc/tien-si-cu-nhan-tu-lang-an-com-tron-gio-226685.html)


Tiến sĩ, cử nhân từ làng “ăn cơm trốn gió”

Thứ Ba, ngày 24/11/2009 - 01:07
(PL)- Người làng nghèo lắm, phải dùng bắp đem rang rồi giã thành lớ để ăn thay cơm. Nhưng cái nghèo khó của miền gió cát không ngăn được sự hiếu học. Làng tên là Ân Phú, thuộc xã Tịnh An, Sơn Tịnh, chỉ cách TP Quảng Ngãi vài cây số đường chim bay.

Bây giờ đang mùa mưa lũ, nước sông Trà Khúc đổ về, làng trở thành “ốc đảo”. Khách muốn đến làng phải “lụy đò”.
Mùa lũ về, làng bị cô lập vì nước sông Trà Khúc dâng cao, người làng qua sông phải “lụy đò” .
“Cơm” của người làng
Ông Đồng Lương Cúc, người làng nói với tôi: “Ở cái làng giữa sông, gần phố này mùa mưa thì sông Trà Khúc cuồn cuộn chảy gây xói lở dữ dội, còn mùa hạ thì trơ ra cồn cát, nắng rát bỏng. Làng không có ruộng nương, muốn kiếm cái ăn cứ phải lăn ra đồng cát...” .
Sau những ngày nắng nóng nung người, khi trời mưa xuống là già trẻ, gái trai đều ùa ra đồng cát bồi, dùng cuốc đánh rãnh rồi tra (gieo) hạt bắp xuống đất cát... Sau ba tháng ròng bỏ công chăm bón, đến kỳ thu hoạch, dân làng bẻ bắp phơi khô, rồi lẩy hạt để nấu hoặc rang ăn thay cơm. Nhưng người già, trẻ nhỏ có răng đâu mà nhai nên dân làng nghĩ ra cách đem rang hạt bắp, bỏ vào cối đá rồi dùng chày gỗ giã cho thật mịn gọi là lớ bắp. Nếu cho thêm chút muối vào thì trở thành món lớ bắp mặn thay “cơm” cho người già và thêm ít đường sẽ thành lớ bắp ngọt làm “cháo” cho trẻ nhỏ.
Ăn lớ bắp, người làng chẳng quen dùng muỗng mà lấy lá mít cuộn tròn thành hình cái phễu để xúc bỏ vào miệng. Người làng ai cũng biết rõ là ăn lớ bắp phải “trốn” vào một nơi nào đó để tránh gió lùa, nếu quên mà đứng theo chiều gió thì sẽ bị “hóc” vào cổ, gió thổi lớ bay vào khí quản dễ bị sặc. 
Ăn lớ bắp lâu dần nên quen và cái tên làng “ăn cơm trốn gió” vận vào làng từ lúc nào chẳng rõ mà người làng cho dù có thành danh, có phiêu bạt nơi xa nào cũng chẳng bao giờ quên được. 
Tìm “cơm” trên cát
Nhưng để có “cơm” ăn trốn gió thật không dễ dàng. Làng có 250 hộ với trên 1.000 nhân khẩu nhưng đất sản xuất chỉ bình quân 250 m2/đầu người. Đã vậy, hầu như năm nào thiên tai cũng không bỏ qua vùng đất này. Mùa mưa lũ, con nước hung hãn từ thượng nguồn sông Trà Khúc đổ về cướp dần đất đai. Năm 1986, nước cuốn phăng những bụi tre làng trôi ra biển. Nghĩa địa Vườn Phu là nơi cao ráo cũng bị xói lở nhiều chỗ nên lộ ra quan tài. Người làng chỉ kịp kéo nhau lên gò cao giữa làng tránh lũ. Nước rút, nhà cửa bị xô nghiêng, đất đai nơi xói lở thành hầm hào, nơi thì bồi cao hơn cả mét đất. Rồi đến năm 1999, lũ lớn khiến 5 ha đất bị xóa sổ bởi cát bồi đến ngực. Năm nay, sau cơn bão số 9, số 11, nước sông Trà Khúc dâng cao vượt mức báo động 3 trên 1,2 m, cát lại bồi lấp hết thảy.
Trước sự xói lở ngày một dữ, nhiều năm trước người làng đổ xô đi trồng tre để giữ đất và trồng bói để cải tạo đất đai. 
Cây bói trồng trên đất này cũng chịu cực như người, có năm nắng kéo dài cành lá héo queo. Rồi khi lũ xuống, nước lại cuốn trôi ra biển khiến dân làng phải bỏ công dặm tới dặm lui nhiều lần. Cây bói dường như cũng hiểu lòng người nên dù nắng cháy, mưa lũ cũng cố gắng ngoi lên. Rồi một năm, hai năm và nhiều năm sau đó, cồn cát trắng biến thành đất sản xuất trong niềm vui của người làng.
Đất được mở rộng rồi, dân làng Ân Phú thấy nhiều nơi đào giếng đóng, sắm môtơ điện lấy nước, nhiều người làng cũng cố gắng gom góp tiền của để làm theo...
Trên cánh đồng bắp bạt ngàn xanh sắp đến kỳ thu hoạch, chị Phạm Thị Thơi trẩy những lá còn xanh để dành nuôi bò. Chị tươi cười, nói: “Bây giờ có giống bắp lai nên dân ở đây trồng bắp năng suất cao hơn. Cứ mỗi năm dân làng trồng liên tiếp ba vụ bắp. Năng suất bắp ở đây cao nhất toàn tỉnh, bình quân đạt 70 tạ/ha. Bắp cho năng suất cao, bà con bán bắp mua gạo”.
Cũng từ việc trồng bắp, dân làng nghĩ đến chuyện nuôi bò. Nếu như trước đây chỉ tra mỗi lỗ một hạt bắp thì bây giờ dân làng cải tiến bằng cách khi trồng mỗi lỗ trỉa đến ba hạt bắp. Sau khi bắp lên xanh thì chọn cây lớn nhất, tốt nhất để lại, còn hai cây nhỏ nhổ làm thức ăn cho bò. Tính ra, cây bắp trồng ở đất này được tận dụng tất cả từ thân, lá, quả, không bỏ phí thứ gì. Cây con, lá già làm thức ăn cho gia súc. Mùa thu hoạch thì thân cây, cùi bắp thay củi nấu ăn.
Ông Phạm Tấn Đi kể: “Năm 2000, nghe bà con bảo ở Đức Lân (huyện Mộ Đức) người dân nuôi bò lai mà khá lên nhanh chóng, tui bỏ công vào xem rồi trở về gom góp được bốn chỉ vàng đem bán lấy tiền mua con bò lai Sind bảy tháng tuổi dắt về. Sau 17 tháng nuôi bán được cả cây vàng. Thấy nuôi bò lai sống được, người làng bảo nhau làm theo...”.
Hiện giờ ở làng nhà ai cũng nuôi bò lai, ít thì vài con, nhiều như ông Đi trong chuồng có đến mười con.
Tiến sĩ, cử nhân “lớ bắp”
Chăn nuôi bò - một hướng mở của làng “ăn cơm trốn gió”.

Khó khăn, cơ cực, tìm từng hạt “cơm” trong gió cát nhưng người làng “ăn cơm trốn gió” luôn khát khao tìm đến cái học.
Một người học hành đỗ đạt, thành tài dân làng lấy đó làm gương. Họ trông mong cho làng có nhiều cử nhân, tiến sĩ, những người mà họ vẫn tự hào và gọi thân mật là những tiến sĩ, cử nhân “lớ bắp”. Ông Huỳnh Châu, anh ruột của Giáo sư  - Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Phiên, nguyên là giáo viên Trường THPT Tư Nghĩa, kể: “Hồi đó (và cả bây giờ) ở làng cũng chỉ có trường tiểu học. Muốn học lên bậc trung học cơ sở phải cực khổ nhiều, bắt đầu từ việc lụy đò qua sông”. Nhưng rồi như đã thành nếp, người đi trước nâng bước người đi sau, vượt qua những khó khăn để lo chuyện đèn sách.
Rời xa quê lên thành phố học, những trái bắp, mớ rau không nuôi nổi con em người làng. Vừa học vừa làm như dạy kèm, làm thuê là chuyện con em trong làng đã quen thuộc từ lâu lắm. Cũng nhờ vậy ba anh em ông Châu đều học xong bậc đại học. Riêng ông Huỳnh Ngọc Phiên đi học rồi đi du học ở nước ngoài. Ông đậu thạc sĩ khoa học ở AIT Thái Lan năm 1976, bảo vệ xong luận án tiến sĩ khoa học năm 1978, được phong hàm giáo sư năm 1990 và hiện là tổng giám đốc Công ty Amata ở Đồng Nai. Không chỉ Giáo sư Phiên mà ở làng còn có cố Giáo sư Bùi Ca và nhiều doanh nhân thành đạt như ông Huỳnh Đô, Phạm Xuân Hồng...
Với nếp học này, nhiều năm rồi cứ mỗi mùa tựu trường làng có thêm khoảng 30 em vào đại học, cao đẳng.
Theo hướng dẫn của Trưởng thôn Bùi Tỏi, tôi tìm đến nhà anh Từ Văn Thoàng. Nhà anh Thoàng có ba đứa con. Hai cháu lớn là Từ Văn Thiện, Từ Văn Thông đang học Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức. Khi cháu đầu thi đậu đại học thì vợ anh - chị  Phạm Thị Lê phải rời làng vào TP.HCM bán đậu hũ để nuôi con ăn học. Nơi quê nhà, anh vừa trồng bắp, chăn nuôi bò, vừa đi làm thợ hồ để kiếm tiền cùng vợ nuôi con.
Làng bây giờ khá hơn xưa trong sự chắt chiu nhọc nhằn của người làng và một phần do sự đóng góp của những đứa con xa làm ăn thành đạt. Ông Huỳnh Đô, nguyên tổng giám đốc một doanh nghiệp xây dựng ở Đồng Nai, thấy quê mình cực quá đã hỗ trợ trên 100 triệu đồng để làng đúc đan làm đường từ thôn Ngọc Thạch về làng Ân Phú. Giáo sư - Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Phiên cũng đóng góp trên 30 triệu đồng để xây dựng con đường này. Con đường lót bằng những tấm đan trên cát. Hết mùa nắng chuyển sang mùa mưa lũ, dân làng kéo nhau khuân đan về cất để nước khỏi cuốn trôi. Rồi mùa nắng mang ra lát lại. Các bà mẹ đưa con đi học vượt qua con đường này luôn nhắc con mình: “Đây là con đường của bác Đô, bác Phiên đó!”. Và cứ thế cái nếp ở, nếp ăn, cái sự học ở làng “ăn cơm trốn gió” như một mạch nối để các thế hệ học trò ở nơi này cố gắng học hành vươn lên...
VÕ QUÝ