“Mặc dù trung bình một người Mỹ mỗi ngày dùng Facebook khoảng 40 phút, những người nghiền nặng vào đây (Facebook) ít nhất là một lần mỗi 15 phút, hoặc nếu thiếu Facebook, thì thấy người bần thần khó chịu. Thói quen này tạo ra nhiều hệ quả tiêu cực.”
|
Người nghiền Facebook, trừ khi bị người nhà kêu ca, khó có thể tự mình đóng trang mạng xã hội này lại. (Hình minh họa: Pew Research Center) |
Tiến Sĩ Rosen cho rằng những người quá nghiền Facebook bị đẩy vào một thế giới ảo, và ngày càng xa rời cuộc sống thực sự của họ, khiến việc làm bị sao nhãng, và những mối quan hệ thực trở nên hời hợt, lỏng lẻo. Với giới trẻ, những là những em ở tuổi teen, việc dành quá nhiều thời gian cho Facebook, vẫn theo Tiến Sĩ Rosen, có thể ít nhiều khiến các em phát triển khuynh hướng “nghĩ đến cái tôi” nhiều quá, nhất là những em “lúc nào cũng bận rộn sharing với thế giới mình đang làm gì, với ai, ở đâu.”
“Ngoài việc mất quá nhiều thì giờ cho Facebook, không còn thì giờ để học hay làm bài tập, trẻ con bị nghiền Facebook lâu dần có thể có những dấu hiệu rối loạn tâm lý khác, trong đó có việc thích chỉ trích xã hội và đôi khi cường điệu thái quá.” Ông Rosen nói.
Làm sao để biết mình hay người thân bị bệnh nghiền Facebook?
Ký giả Michael Poh, một blogger chuyên phân tích về các mạng xã hội, liệt kê và phân tích những dấu hiệu tiêu biểu của con bệnh, chẳng hạn:
Share lung tung: Ở vào thời điểm mà nhiều cư dân mạng quan tâm về vấn việc bảo vệ đời sống riêng tư, việc người nghiền Facebook tự nguyện chia sẻ những bí mật sâu thẳm nhất về đời sống của họ với hàng trăm có khi hàng ngàn người là hiện tượng khá ngạc nhiên. Có lẽ những người này nghiền được quần chúng ái mộ hay công nhận, ký giả Poh nhận xét.
Liên tục vào Facebook: Thói quen này thông dụng hơn với những người mà công việc đòi hỏi họ suốt ngày phải ngồi trước máy vi tính. Họ thường xuyên mở nhiều màn ảnh trên máy, và cứ mỗi vài phút lại vào Facebook để xem có ai cập nhật tin tức gì hay comments gì mới không, để nhất nút “Like”, “share” hay comment lại.
Quá quan tâm về trang của mình: Nhiều người nghiền cứ lâu lâu phải moi óc tìm xem có gì là lạ, ngộ nghĩnh, buồn cười, hay độc đáo để post lên trang Facebook, tag bạn bè vào cho họ xem, và khi đã post lên rồi, thì hồi hộp đợi chờ xem đã có được mấy người vào “Like”, hay để lại comment. Khi đã có người comment rồi thì lập tức comment lại, và họ cứ đắm đuối trong cái vòng luẩn quẩn này, không thoát ra được.
Ào ạt Add Friend: Nhiều người lúc nào cũng tìm cách Add Friend như chạy đua xem ai có nhiều Facebook friends nhất, như thể những “friends” mà họ chưa bao giờ gặp hay sẽ chẳng bao giờ gặp ở ngoài đời là những tấm huy chương treo trên tường nhà của họ.
Sao nhãng tình thân thực sự: Khi bị nghiền lâu, con bệnh vô hình chung đánh đổi những tình thân thực ngoài đời với bạn bè trong thế giới ảo, và trở thành thoải mái hơn với những tin nhắn, hình ảnh, comment và “like” của người khác thay vì giao tiếp và chuyện trò với bạn bè thật, và đây là lúc mà phẩm chất đời sống của họ bắt đầu trên đà đi xuống, theo Tiến Sĩ Rosen.
Làm sao để chữa bệnh?
Với những ai muốn chữa bệnh nghiền Facebook, ký giả Michael Poh chỉ nhắn gửi hai chữ ngắn gọn “chừng mực.” Còn Tiến Sĩ Larry D. Rosen thì đưa ra những đề nghị kỹ hơn như tắt internet khi không cần, không cài Facebook app vào điện thoại di động, đi chơi thể thao, tham gia nhiều hoạt động ngoài trời với bạn bè, người thân, và nhất là luôn nhắc nhở chính mình câu “thuốc bổ và thuốc độc chỉ khác nhau ở cái liều.”
Kiểm tra “độ nghiện” Facebook của bạn
Nghiện Facebook chưa được Tổ chức Y tế hay chính phủ nào công nhận nhưng nó có thật và đang ảnh hưởng đến rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. hẳn đã có lúc bạn tự hỏi mình có mắc chứng ”bệnh” trên không. Với vài phép thử đơn giản, hãy kiểm tra tình hình của bạn trước Facebook.
Hãy tự cộng một điểm chỗ mỗi gạch đầu dòng đúng
- Bạn vào Facebook ít nhất 1 lần mỗi ngày.
- Bạn có cập nhật status trong vòng 3 ngày gần đây.
- Bạn có nhiều hơn 300 bạn.
- Bạn đã từng viết note.
- Bạn có nhiều hơn 3 album (mỗi album ít nhất 10 ảnh).
- Bạn đã từng đổi DNS để vào Facebook.
- Bạn có chơi game Facebook.
- Bạn có sử dụng các ứng dụng của Facebook.
- Bạn biết sử dụng hầu hết các chức năng cơ bản của Facebook.
- Bạn đã từng chia sẻ link nội dung trên Facebook.
Hãy tự cộng 3 điểm cho mỗi gạch đầu dòng đúng
- Bạn set Facebook là homepage.
- Bạn cập nhật đầy đủ, chính xác tất cả các thông tin trên Facebook.
- Bạn sử dụng công cụ chat của Facebook.
- Bạn chơi một game Facebook hàng ngày.
- Bạn like trên 50 pages.
- Bạn chọn chế độ xem tin mới nhất thay cho tin nóng trên Facebook.
- Bạn luôn công khai, cập nhật quan hệ tình cảm của mình chính xác.
- Bạn tải bất cứ ảnh nào mình có lên Facebook.
- Bạn lưu tài khoản Facebook trên máy.
- Bạn luôn mở Facebook mỗi khi bật web.
Hãy tự cộng 5 điểm cho mỗi gạch đầu dòng
- Bạn thường xuyên chat trên Wall Facebook.
- Bạn poke (chọc) lại bất cứ ai làm điều đó bạn.
- Bạn chơi nhiều hơn ba game Facebook hàng ngày.
- Bạn có nhiều hơn 3000 bạn và hơn 90% bạn chưa từng biết ngoài đời.
- Bạn biết sử dụng cả Ultra Surf lẫn Hotspot Shield để vào Facebook.
- Bạn quan tâm và cập nhật liên tục các thông tin về Facebook.
- Bạn bình luận tất cả những gì bạn thấy trên Facebook.
- Bạn đăng nhập Facebook ở bất cứ đâu có thể.
Hãy tự cộng cho mình 10 điểm nếu:
- Bạn cảm thấy cực kỳ khó chịu khi không vào Facebook trong mỗi ngày.
- Bạn có hơn 30 thông báo mỗi ngày nhưng không bao giờ có quá 3 thông báo mới.
- Bạn đứng đầu bảng xếp hạng game trong danh sách bạn bè của mình.
- Bạn có thể giải đáp bất cứ câu hỏi nào về Facebook của bạn bè.
- Bạn liên tục làm “tag” và lôi kéo bạn bè làm cùng.
- Bạn có trong list: My top fan, my best friends (và tất cả những ứng dụng tương tự) của đa phần bạn bè.
- Bạn vào Facebook nhiều khi không để làm gì.
Giờ hãy tính xem mình có bao nhiêu điểm và so với đáp án dưới đây:
- Từ 0 đến 10 điểm: Bạn đã có tài khoản Facebook hay chưa? Nếu chưa có thì hãy lập ngay bây giờ. Còn nếu đã có, hãy dùng nó nhiều hơn. Xin chúc mừng, “vắc xin” của bạn đối với “căn bệnh Facebook” hiện đang làm việc rất hiệu quả.
- Từ 10 đến 30 điểm: Bạn không hề nghiện Facebook, bạn dùng nó đơn giản vì bạn bè mình dùng. Có hay không có Facebook cũng không ảnh hưởng đến bạn.
- Từ 30 đến 70 điểm: Bạn thích Facebook, cảm thấy cần nó cho cuộc sống của mình. Nếu không có Facebook, bạn sẽ bứt rứt khó chịu. Và đây là triệu chứng của việc bạn đang bắt đầu nghiện Facebook rồi đấy!
- Từ 70 đến 120 điểm: Bạn nghiện Facebook. Bạn không thể sống thiếu Facebook.
- Trên 120 điểm: Facebook là cuộc đời, là lẽ sống của bạn. Từ “nghiện” có lẽ còn quá nhẹ để nói về bạn và mạng xã hội này. Hãy điều chỉnh lại cuộc sống của mình bằng cách tắt máy tính và ra ngoài gặp gỡ bạn bè. Biết đâu bạn cũng sẽ “nghe ngóng” được những thông tin nóng hổi bên cốc cà phê thì sao?