Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

0 Bờ xe nước Sông Trà



Trước năm 1990, du khách xuyên Việt trên đường số 1, ngang qua cầu Trà Khúc tỉnh Quảng Ngãi, nhìn về hướng tây sẽ thấy từng khối đen tròn nằm dọc theo bờ bắc sông Trà. “Khối đen tròn” đó chính là bờ xe nước. Đã hai thập kỷ vắng bóng trên sông Trà nhưng bờ xe nước mãi mãi không bao giờ phai mờ trong ký ức của những người Quảng Ngãi đã từng có thời sống với nó.

Một lão nông quê ở xóm Vạn, thôn Thọ Lộc, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh đã từng gắn bó hơn nửa thế kỷ với nghề “thợ xe”, giờ bất động như ngồi thiền trên chiếc chõng tre cũ kỹ. Giọng ông cụ chợt sôi nổi hẳn khi nghe gợi chuyện bờ xe nước sông Trà. Ông bảo đời ông nhiều phen chìm nổi với nghề thợ xe nhưng chưa bao giờ ông rời bỏ nó. Ông chỉ “chịu thua” khi công trình đại thủy nông Thạch
Nham ngăn dòng sông Trà hoàn thành vào năm 1990.

Bờ xe nước sông Trà những năm 80 của thế kỷ trước. Ảnh Ngọc Trinh

Trước khi có công trình thủy lợi tưới cho trên ba vạn hecta này, dân Quảng Ngãi hầu hết sống nhờ vào nguồn nước của sông Trà thông qua các bờ xe nước. Sông Trà có chiều dài 130 km nhưng chỉ có 30 km cuối cùng trước khi đổ ra biển, mới có thể làm được bờ xe. Ở miền núi, do đặc điểm có nhiều ghềnh đá, bất lợi cho việc làm bờ xe, vả lại đất canh tác cây lúa nước không nhiều nên không thể triển khai bờ xe được vì thua lỗ.
Khi những trận lũ dữ dằn ở miền Trung đã vãn, những thợ xe nước theo thuyền ngược sông Trà lên thượng nguồn để mua tre và các loại dây rừng- hai loại vật liệu chính để làm bờ xe. Nếu làm lần đầu thì mỗi bờ xe nước phải tốn ít nhất là 4.000 cây tre và cũng từng ấy dây lạt để cột, buộc. Một số ít gỗ dương để làm trục quay và các dầm, thanh. Nếu tính theo thời giá hiện nay, mỗi bờ xe nước phải tốn khoảng vài trăm triệu đồng.

Cùng với việc ngược sông Trà của các thợ xe, người đứng đầu trong ban “trưng cử” (một dạng của cổ đông ngày nay) lo chạy thủ tục giấy tờ xin hương lý trong làng cho phép dựng bờ xe. Một thành viên khác trong ban “trưng cử” lo liên hệ với các chủ điền để ký “hợp đồng” về việc tưới nước cho vụ lúa tới.

Mỗi bờ xe nước có hai ban: Ban thợ xe gồm 7 người, người đứng đầu được gọi là “trùm”. Anh này vừa giỏi kỹ thuật, vừa quán xuyến mọi việc từ trong xe đến ngoài đồng. Hai anh “trọn” (tức nhân viên trong ban) có nhiệm vụ trông coi xe và sửa chữa những chỗ hỏng hóc. Hai anh dẫn thủy lo việc điều tiết nước ngoài đồng. Hai anh còn lại được gọi là “rẽ”, chuyên lo việc vặt cho hai “trọn”.

Ban thứ hai được mang tên “trưng cử”. Ban này không quy định số người. Những người giàu có như ông Tú Thao ở Tịnh Sơn, một mình bỏ vốn ra làm riêng một bờ xe nước.

Vì vốn lớn nên thường thì mỗi bờ xe có từ 8 đến 16 “cổ đông”. Nhiệm vụ của ban này là bỏ tiền ra mua nguyên liệu, cấp lương thực cho số thợ xe để thi công. Tỷ lệ ăn chia sau vụ mùa là 6/4. Thợ xe (không có trong ban “trưng cử”) được 6 phần còn “cổ đông” được 4 phần.

Và dòng sông Trà hôm nay- xe xúc cát có thể “lội” giữa dòng. Ảnh: T.Đ

Làm bờ xe nước không khó, cái khó là ở chỗ chọn vị trí và làm bờ cừ. Mỗi bờ xe từ 9 đến 12 bánh nước, mỗi bánh nước trông như chiếc vành xe đạp. Chung quanh vành, người ta buộc các ống tre, được bịt một đầu, đặt nghiêng 45 độ so với trục. Làm sao đó để khi bánh xe tiếp cận với mặt nước thì nước được đong đầy các ống. Lực nước sẽ đẩy các ống này lên đỉnh, ống nghiêng và trút nước ra máng, dẫn về đồng.

Cái độc đáo của bờ xe nước là không tốn nhiên liệu mà vẫn đưa được nước từ sông ra ruộng. Người thợ xe buộc các ống nước vào bánh sao cho đảm bảo kỹ thuật mới có thể “múc” được nước lên.

Ở vùng núi các tỉnh phía Bắc cũng có bờ xe nước, song chỉ có một bánh, riêng ở sông Trà, nhiều gấp 10-12 lần. Mỗi bánh xe có đường kính từ 8 đến 10 mét và mang trên mình nó vài trăm ống nước. Thế nhưng, không một bánh nào trục trặc mà cùng quay đều suốt trong những tháng nắng hạn.

Bánh xe quay nhanh hay chậm, ngoài việc chọn vị trí chỗ nước sâu, còn phụ thuộc vào việc làm bờ cừ. Các thợ xe đóng cọc theo hình chữ V. Phên tre và các loại rác được kè theo cừ. Dòng nước được dẫn theo hình chữ V này xuống đúng vị trí đặt bánh xe. Chữ V càng hẹp thì lưu tốc càng lớn. Nhiều bánh xe “mạnh” đến mức có thể “mang” 5-7 đứa trẻ con lên tận đỉnh như đu quay ngày nay!

Có lẽ trước khi con người phát minh ra điện để làm đu quay, cầu trượt trong các công viên thì bờ xe nước là loại đu quay không mất tiền, xuất hiện sớm nhất đối với trẻ con dọc sông Trà! Ai đã từng sống bên dòng sông này hẳn không thể nào quên mỗi buổi chiều về, khi ánh ngày sắp tắt, mỗi bờ xe nước trên sông Trà là một vòm cung của bảy sắc cầu vồng rực rỡ. Cứ đều đặn mỗi chiều, thiên nhiên lại ban tặng cho cư dân sông Trà những sắc màu không quên ấy.

Sắc màu ấy sẽ lưu giữ mãi trong ký ức của những người Quảng Ngãi tha hương. Song có mấy ai còn nhớ 54 bờ xe nước dọc sông Trà ngày ấy đã từng tưới tắm cho hàng vạn hecta đất, cưu mang hàng chục vạn người.

Bây giờ công trình thủy lợi Thạch Nham đã khai tử bờ xe nước trên sông Trà. Tỉnh Quảng Ngãi đang có dự án đắp đập ngăn sông và phục dựng lại bờ xe nước. Chúng ta hy vọng không bao lâu nữa, thế hệ trẻ hôm nay lại tái gặp biểu tượng xe nước của cha ông một thời, cứ ngỡ là sẽ vĩnh viễn bị chôn vùi trong quên lãng.

                                                                Theo: baoquangngai.com.vn
(Phan Ngọc Thiên sưu tầm)

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

2 Chùm thơ do Mây Hồng sưu tầm

Bài thứ nhất

KHÔNG ĐỀ

Không có cánh cửa nào
Khép sau lưng em…

Không có tấm gương nào
Nhìn trộm em…

Không có con đường nào
Nhoài theo bước chân em…

Đừng ngoảnh lại!

Nhưng,
Có rất nhiều cánh cửa
Mở ra trong lời anh…

Có rất nhiều tấm gương
Bỏ quên trong mắt anh…

Có rất nhiều con đường
Lang thang trong tâm hồn anh…

Khi em đi khuất.

PHAN ĐAN

0 Thư giãn cuối tuần - "ĐỪNG"

ĐỪNG… !Đừng để nhìn thấy 1 nụ cười rồi mới cười lại !
Đừng đợi đến khi được yêu thương mới yêu thương lại !
Đừng đợi đến khi cô đơn mới nhận ra giá trị của tin nhắn !
Đừng đợi đến khi có 1 công việc thật vừa ý rồi mới bắt đầu làm!
Đừng để có thật nhiều rồi mới chia sẻ đôi chút !
Đừng để đến khi làm người khác buồn rồi mới xin lỗi !
Ðừng hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh bản thân mình với người khác ! Mỗi chúng ta là một con người khác nhau và đều có những giá trị khác nhau.
Ðừng mãi mê theo đuổi những mục tiêu mà người khác cho là quan trọng, vì chỉ có bạn mới hiểu rõ những mục tiêu nào là tốt cho mình !
Ðừng ngại học hỏi ! Kiến thức là một tài sản vô hình và sẽ là hành trang vô giá theo bạn suốt cuộc đời.
Ðừng ngại mạo hiểm để làm những điều tốt ! Ít nhất, bạn cũng học được cách sống dũng cảm với những lần mạo hiểm.
Ðừng nên phí phạm thời gian hoặc những lời nói thiếu suy nghĩ ! Cả hai thứ ấy một khi đã qua đi hay thốt ra thì không thể nào bắt lại được.
Đừng để cuộc sống đi qua mắt bạn chỉ vì bạn đang sống trong quá khứ hay tương lai ! Bằng cách sống cuộc sống của mình ngày hôm nay, vào lúc này, bạn đang sống tất cả mọi ngày trong cuộc đời.
Đừng quên hy vọng ! Sự hy vọng cho bạn sức mạnh để tồn tại ngay khi bạn đang bị bỏ rơi.
Đừng đánh mất niềm tin vào bản thân mình ! Chỉ cần tin là mình có thể làm được và bạn lại có lý do để cố gắng thực hiện điều đó.
Đừng lấy của cải vật chất để đo lường thành công hay thất bại! Chính tâm hồn của mỗi con người mới xác định được mức độ "giàu có" trong cuộc sống của mình.
Đừng để những khó khăn đánh gục bạn! Hãy kiên nhẫn, rồi bạn sẽ vượt qua !
Đừng do dự khi đón nhận sự giúp đỡ ! Tất cả chúng ta đều cần được giúp đỡ ở bất kỳ khoảng thời gian nào trong cuộc đời.
Đừng chạy trốn mà hãy tìm đến tình yêu ! Đó là niềm hạnh phúc nhất của bạn.
Đừng chờ đợi những gì bạn muốn, mà hãy đi tìm kiếm chúng !
Đừng từ chối, nếu bạn vẫn còn cái để cho !
Đừng ngần ngại thừa nhận rằng bạn chưa hoàn hảo !
Đừng e dè đối mặt thử thách ! Chỉ khi thử sức mình, bạn mới học được can đảm.
Đừng đóng cửa trái tim và ngăn cản tình yêu đến, chỉ vì bạn nghĩ không thể nào tìm ra nó ! Cách nhanh nhất để nhận tình yêu là cho, cách mau lẹ để mất tình yêu là giữ nó quá chặt, cách tốt nhất để giữ gìn tình yêu là cho nó đôi cánh tự do.
Đừng đi qua cuộc sống quá nhanh đến nỗi bạn quên mất mình đang ở đâu và thậm chí quên mình đang đi đâu !
Đừng quên nhu cầu cảm xúc cao nhất của một người là cảm thấy được tôn trọng !
Đừng ngại học hỏi ! Kiến thức là vô bờ, là một kho báu mà ta luôn có thể mang theo dễ dàng.
Đừng sử dụng thời gian hay ngôn từ bất cẩn ! Cả hai thứ đó đều không thể lấy lại.
Đừng bao giờ cho là bạn đã thất bại khi những kế hoạch và giấc mơ của bạn đã sụp đổ ! Vì biết được thêm một điều mới mẻ thì đó là lúc bạn tiến bộ rồi.
Đừng quên mỉm cười trong cuộc sống !
Đừng quên tìm cho mình một người bạn thực sự, bởi bạn bè chính là điều cần thiết trong suốt cuộc đời !
Và cuối cùng, đừng quên ơn những người đã cho bạn cuộc sống hôm nay với tất cả những gì bạn cần ! Bởi vì con cháu đời sau của bạn sẽ xem bạn như tấm gương của chúng.
Cuộc sống không phải là một cuộc chạy đua, nó là một cuộc hành trình mà bạn có thể tận hưởng từng bước khám phá...

Huynh Tan Vinh

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

1 Nhổ Răng Ôm

CÁI THÚ NHỔ RĂNG

Lọt êm êm giữa bốn gò bồng đảo
Mắt nhắm nghiền mà nghe bão trong đầu.
Răng bị cà, nhưng ta chẳng thấy đau.
Miệng há hốc, cứ tưởng đâu tiên giới.
Tóc dựng đứng, bù xù, hay tóc rối,
Hơi thở chừng như hấp hối, chao ôi!
Phòng răng ni đã thu hút ta rồi!
Mai trở lại, nhổ thêm vài chiếc nữa!

Đời người ta, răng luôn cần sửa chữa
Từ khi bé, răng sữa với răng khôn
Mỗi lần đau, sao dạ lại bồn chồn
Viếng phòng này, đưa hồn vào mơ mộng

Phòng răng này, chẳng có chi là rộng
Thế mà êm, trong khoảng trống nhỏ nhoi
Nằm im hưởng, bên cạnh bốn núi đồi
Mọi cái đau, liên hồi đi đâu hết

Cuộc đời này, rồi sẽ về đoạn kết
Nhưng "răng ôm" làm chết lịm hồn ta
Kể từ nay cho đến lúc ta già
Bao nhiêu răng ta đem ra hiến hết.

(Khánh Anh sưu tầm gởi đến blog) 

2 Lão bà 90 khua cọ vẽ

Cuối cùng thì lão bà hoạ sĩ Lê Thi cũng đến với hội hoạ và tìm thấy hội hoạ sau khi phần lớn cuộc đời đã trải qua kháng chiến, thay chồng nuôi con, lang thang khắp các miền quê. Sinh năm 1920, đến tuổi thất thập bà mới bắt đầu cầm cọ vẽ. Bà chưa từng học qua một lớp vẽ, dù là nghiệp dư. Bà cũng chưa từng xem một hoạ sĩ nào vẽ tranh. Chân dung người thân, phong cảnh nông thôn Thanh Hoá (nơi chôn nhau cắt rốn của bà) và làng Xa La, Hà Đông (nơi sinh sống hiện tại), tất cả hiện diện trong tranh của bà đều là đời sống ký ức. Những hồi tưởng đầy ắp khó diễn tả thành lời, buộc phải nhờ cậy vào cọ vẽ.

Từ 7h sáng bà đã vẽ rồi. Tranh của bà thường là những ký ức về đồng quê Việt Nam như cây đa, đình làng, rơm rạ, con trâu
Bây giờ bà đã có gần 2.000 bức hoạ, trong đó có nhiều bức đã đoạt được giải thưởng


Bà làm thơ về thú vẽ của mình: “Chấm phết xanh vàng trên giấy trắng /Ai mua thì bán, ai thích thì cho”
Để vẽ được là phải tĩnh tâm, là phải chìm đắm

Vừa nhai trầu bỏm bẻm vừa cười nói: “Nghề nào tôi cũng làm được, không biết thì học và mọi nghề đều thu hút tôi học hỏi. Tôi thường làm cho thạo chứ không hề biết qua loa!”
Ngoài sáng tác thơ, bà còn viết văn. Bà đã viết xong một tiểu thuyết dài gần 600 trang mang tên “Ngược dòng” lấy bối cảnh chính từ gia đình để trôi về quá khứ


Ở tuổi 89 bà vẫn có thể lướt web và sáng tác trên chiếc laptop của mình.

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

0 Truyện Tấm Cám đọc dưới bàn thờ Phật

Ngày Phật đản, lượm được bài viết quá hay, gửi tặng chư vị. Chúc chư vị cùng gia đình thân tâm thường an lạc. Nam mô a di đà phật!

Truyện Tấm Cám đọc dưới bàn thờ Phật
Hoàng Xuân Niên

Đã có nhiều tranh luận về hành động giết người của cô Tấm thảo hiền là độc ác. Thời gian gần đây, lại thấy tranh luận sôi nổi vì sách giáo khoa viết lại truyện cổ tích Tấm Cám. Báo Đời sống và Pháp luật số 46 tháng 11 năm 2011 đăng bài “có nên để cô Tấm trả thù tàn độc”. Báo Thanh Niên ngày 21.11.2011 đăng bài phản hồi về đoạn kết truyện Tấm cám trong sách giáo khoa, có đoạn viết: Cách kết thức có khác nhau nhưng đều thống nhất thề hiện tư tưởng: cái ác sẽ bị trừng phạt. Và rất nhiều bài viết, ý kiến về vấn đề này trên các trang mạng. Tôi không dám luận đúng sai về những ý kiến đã nêu. Chỉ tự hỏi: Thông điệp đích thực của truyện Tấm Cám là gì?
Khi giết người, bản chất của hành vi đều giống nhau ở đầu mũi kiếm. Sự khác nhau chỉ ở phía chuôi kiếm và những góc nhìn. Dưới bàn thờ Phật, lần dở trước đèn, đọc truyện Tấm Cám tôi lại ngộ ra những điều cho riêng mình.
Đọc truyện Tấm Cám, ta yêu cô Tấm bởi tính ngoan hiền, nhẫn nhịn chịu thương chịu khó bao dung nhân hậu. Nhưng một lúc nào đó ngẫm lại, ta bỗng giật mình thấy một cô Tấm xấu xa độc ác. Thế nhưng, thực ra cô Tấm độc ác kia nào phải cô Tấm ta yêu. Đó là cô Tấm đã trải qua 5 lần hóa thân trong vòng xoáy luân hồi: cô Tấm – Thảo dân 1 + Hoàng hậu 1; cô Tấm – Chim Vàng anh; cô Tấm – cây Xoan đào; cô Tấm – Quả thị ; cô Tấm – Thảo dân 2 + Hoàng hậu 2; cô Tấm - … Vậy, qua mỗi hóa thân cô Tấm đã thay đổi như thế nào để từ đáng yêu thành đáng nguyền rủa?
Trước hết cần đặt toàn bộ diễn biến của truyện trong cách nhìn của đạo Phật. 
Theo quan niệm của đạo Phật: Chết là hình thức chuyển không gian sống. Một cách nhìn cực kỳ lạc quan và biện chứng về cái chết. Chết không có nghĩa là hết, chấm dứt mọi hoạt động, mà là mỗi cá thể tiếp tục vận động ở một không gian khác trong Luân hồi.
Có thể hình dung mỗi số phận con người quay trên những quỹ đạo riêng của mình trong Luân hồi giống như những electron quay quanh tâm của hạt nhân nguyên tử. Tính ổn định của quỹ đạo phụ thuộc vào nghiệp mà con người tạo ra trong thời gian sống của mình. Khi sinh ra con người đã mang trên mình nghiệp của quá khứ. Quá trình sống tạo ra nghiệp mới. Nếu tạo nhiều nghiệp thiện thì ở vòng đời sau con người có thể quay trên quỹ đạo xa tâm hơn, do đó ảnh hưởng của lực hút từ tâm nhỏ hơn. Cứ như thế, đời này tích thiện, đời sau tích thiện … con người sẽ thoát khỏi lực hút từ tâm Luân hổi và thóat khỏi vòng sinh tử. Ngược lại, nếu tạo nghiệp ác, con người sẽ rơi vào quỹ đạo phía trong và chịu tác động của lực hút vào tâm lớn. Áp lực càng đè nặng lên số phận của con người. 
Trên tinh thần đó, chúng ta xem xét những hóa thân của cô Tấm trong Luân hồi.
Ở vòng đời đầu tiên, cô Tấm – Thảo dân 1 là cô gái ngoan hiền, nết na, chịu thương chịu khó, nhẫn nhịn, biết hy sinh, hiếu thảo, sống an lành trong số phận…Với tất cả những đức tính tốt đẹp ấy coi như cô Tấm – Thảo dân 1 đã tạo cho mình những nghiệp thiện và được hưởng phúc lớn – trở thành vợ vua (Hoàng hậu 1). Cô Tấm – Hoàng hậu 1 tiếp tục sống cuộc đời nhân đức, hiếu thuận. Trong ngày giỗ cha, cô Tấm – Hoàng hậu 1 đã không kể đến vị trí mẫu nghi thiên hạ của mình mà vẫn về tận quê làm giỗ cha, vẫn thật thà, cả tin, sẵn sàng trèo lên cây cau hái quả để cúng cha và bị giết chết. Sau khi chết, Tấm hóa thành chim Vàng Anh. 
Chim Vàng anh – hóa thân của Tấm bắt đầu tạo nghiệp : 
Đối với vua: gây sự chú ý của vua, làm cho vua biết rằng mình là hóa thân của Tấm để vua không thương yêu Cám (Vua gọi: Vàng Ảnh Vàng Anh, có phải vợ anh bay vào tay áo). 
Đối với mẹ con Cám, chim Vàng Anh gây áp lực: Phơi áo chồng tao thì phơi bằng sào, chớ phơi bờ rào tao cào mặt ra. Rất đanh đá. 
Ý của Tấm rất rõ ràng: đòi lại những gì đã mất về tay mẹ con Cám. Điều này buộc mẹ con Cám phải giết chim Vàng Anh, thực chất là giết Tấm lần 2 để giữ lấy những gì đã đoạt được của Tấm. Như vậy, bằng sức ép của mình, Tấm đã đẩy mẹ con Cám vào con đường phạm tội. Đó chính là nghiệp mới mà Tấm đã tạo ra. Tiếc thay đó lại là nghiệp ác.
Chim Vàng Anh chết hóa thành 2 cây Xoan đào. Cây Xoan đào tiếp tục có những hành động như chim Vàng anh: Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra. Hóa thân Xoan đào của Tấm đợi vua ra nằm võng mới phát ra những lời thông báo sự tồn tại của mình và ngôn ngữ đe dọa mẹ con Cám đã sặc mùi đao búa. Một lần nữa, Tấm – Xoan đào lại đẩy mẹ con Cám phải hạ sát Xoan đào, thực chất là giết Tấm lần thứ 3. Và như thế Tấm lại tạo thêm một nghiệp ác mới.
Sau khi Xoan đào bị hạ sát, qua hai hóa thân khác, cô Tấm trở về vạch xuất phát: Hoàng hậu (lần 2). Hoàng Hậu 2 chính là nghiệp cũ của Tấm, nhưng không còn là hiện thân của nghiệp thiện thuần khiết mà là nghiệp hỗn hợp giữa nghiệp thiện (nếu còn từ vòng đời đầu tiên) lẫn cùng nghiệp ác mới do Tấm gây ra qua 2 lần hóa thân Vàng anh và Xoan đào. 
Đến đây, cô Tấm – Hoàng hậu 2 có ít nhất 3 lựa chọn để hành động : 
1.Tha cho mẹ con Cám và tội lỗi của họ có thể do những Lực lượng Tự nhiên khác xử lý. Lựa chọn này khiến cho truyện Tấm Cám giống như truyện Thạch Sanh hoặc những truyện cổ tích khác. Không có gì để bàn.
2.Mở một phiên tòa công khai xét xử tội phạm của mẹ con Cám. Đây là một lựa chọn khó vì trong hai lần phạm tội của mẹ con Cám giết hóa thân của Tấm đều có lỗi tranh giành của Tấm. Cứu vớt mẹ con Cám, những người đắm chìm trong nghiệp ác trở về cuộc đời lương thiện chính là cách tạo nghiệp thiện tốt nhất của Tấm. Nhưng tiếc thay, Tấm cũng bị danh lợi làm cho u mê mà tranh giành với mẹ con Cám và đẩy mẹ con Cám chìm sâu trong nghiệp ác.
3.Trả thù mẹ con Cám. 
Tấm đã chọn cách thứ 3. Với lựa chọn này Tấm đã tích thêm nghiệp ác vào những nghiệp ác mà hai hóa thân Vàng anh và Xoan đào đã tạo ra. 
Chúng ta đều biết Đức Thế Tôn đã dạy : Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý là nghiệp cũ. Các hành động thân, khẩu, ý trong hiện tại là nghiệp mới. 
Như vậy, chim Vàng anh là nghiệp cũ của Tấm – nghiệp thiện. Nhưng hành động của chim Vàng anh tranh giành danh lợi với mẹ con Cám, đẩy mẹ con Cám lâm vào con đường phạm tội sát sinh – giết chim Vàng Anh chính là nghiệp mới – nghiệp ác mà Tấm gây ra ở hóa thân lần 2. Cây Xoan đào – hóa thân của Tấm lần 3 tiếp tục tranh giành danh lợi mới mẹ con Cám với mức độ còn quyết liệt hơn. Nghiệp ác của Tấm tạo ra vì thế càng thêm dày. Nhưng đỉnh cao của nghiệp ác là lần tạo nghiệp thứ 3 của cô Tấm – Hoàng hậu 2. Hãy hình dung: Tấm ngon ngọt lừa em cùng cha tự dội nước sôi mà chết. Sau đó, lạnh lùng ngồi phanh thây đứa em đó ra làm nhiều mảnh, sắp đặt đầu lâu xuống dưới, lục phủ ngũ tạng và tứ chi lên trên, khéo léo làm sao để mẹ kế của mình ăn thịt con mà không nhận biết, chỉ đến khi ăn xong phần cơ thể mới gặp mặt con mình rồi “sốc” mà chết. Đó là một tính toán chính xác về mặt tâm lý. Nhưng cực kỳ tàn nhẫn về mặt con người. Trong khi mẹ Cám bị lừa ăn thịt con mà vẫn phải cảm ơn lòng tốt của Tấm vì đã biếu quà, thì Tấm lại khoái trá nhâm nhi tội ác của mình và chờ kết quả cuối cùng. Thật kinh khủng, Tấm trở thành kẻ tâm địa độc ác, xấu xa hoàn hảo. Nhưng đây là Tấm sau 5 lần hóa thân, không phải cô Tấm lần đầu.
Với tội ác này, Tấm đã phạm phải Cực trọng nghiệp (sát hại cha mẹ, làm chảy máu mình Phật…) theo cách phân chia nghiệp của đạo Phật. 
Ngẫm, có thể thấy thế này: Chim Vàng anh là một hình ảnh đẹp. Bay nhanh và tự do trên một khoảng không gian rộng lớn. Đó chính là hóa thân từ nghiệp thiện trong quá khứ. Sau khi chim Vàng anh tạo nghiệp ác và bị sát hại hóa thành Xoan đào. Cũng là một hóa thân đẹp. Tuy nhiên, cây Xoan đào hoàn toàn không di chuyển theo phương ngang, chỉ có thể vươn lên theo chiều thẳng đứng. So với chim Vàng anh thì Xoan đào coi như không còn tự do. Đó là hóa thân từ nghiệp thiện lẫn nghiệp ác. Sau khi Xoan đào tiếp tục gây nghiệp ác và bị hạ sát, hóa thành quả Thị. Vẫn là một hóa thân đẹp, nhưng đã không còn là chủ thể mà chỉ là bộ phận (quả của cây) với thời gian tồn tại ngắn. Chính là hóa thân của nghiệp thiện chỉ còn rất mỏng lẫn với nghiệp ác trong quá khứ đã ngày càng dày lên. Qua đó có thể thấy : những hóa thân của Tấm mỗi lúc một thấp hơn do nghiệp ác mà Tấm tạo ra ngày một dày thêm. 
Ở đây, cần nói thêm về tốc độ chuyển dịch và thời gian tồn tại của các sự vật hoặc các cá thể trong những không gian sống khác nhau (hoặc cảnh giới khác nhau) để thấy sự khác biệt. Hãy hình dung, trong không gian con người đang sống, ánh sáng được coi là di chuyển với tốc độ nhanh nhất, đạt tới xấp xỉ 300.000 km/giây trong môi trường chân không. Giây là đơn vị đo thời gian nhỏ nhất thường dùng ở thế gian (không kể đến các đơn vị thời gian tính trong khoa học chuyên ngành). Nhưng, tại cảnh giới của các vị đã chứng quả Giác ngộ, thời gian đo bằng sát-na. Một ngày 24 giờ được tính bằng sáu ngàn bốn trăm tỷ, chín vạn, chín ngàn, chín trăm tám mươi sát na. Một giây bằng 74 074 075,2 sát-na. Như vậy, ở cảnh giới nói trên ánh sáng của thế gian chuyển dịch được 4,047m trong một sat – na. Tương đương với tốc độ của một con sên di chuyển 1 giờ ở thế giới của chúng ta. Nhưng một sát – na lại là khoảng thời gian đủ để cho một biến đổi, một sự kiện xuất hiện, phát triển, tiêu vong. Còn xét về sự tồn tại thì các Đấng đã chứng được quả Giác ngộ tồn tại vĩnh hằng, còn chúng ta là hữu hạn.
Trong quá trình liên tục thay đổi các hóa thân, cô Tấm có rất nhiều cơ hội để tích lũy nghiệp thiện, trong đó việc tha thứ, bao dung, cảm hóa mẹ con Cám bằng tấm lòng vị tha nhân ái của mình để đưa mẹ con Cám trở về cuộc đời lương thiện Chính là những nghiệp thiện mà Tấm có thể tạo ra cho mình. Nhưng tiếc thay, danh lợi từ cuộc đời Hoàng hậu 1 mà Tấm có được đã khiến cô trở nên u mê lầm lạc dẫn đến biến đổi tâm tính. Những đức tính tốt đẹp nhất, đặc trưng nhất của người phụ nữ Á đông nói chung, Việt nam nói riêng vốn có từ vòng đời đầu của Tấm đã bị mất đi. 
Con người là chủ nhân của nghiệp và là kẻ thừa tự của nghiệp (lời Phật dạy). Giáo lý nhân quả trong đạo Phật cũng đặt ra vấn đề trách nhiệm cá nhân của con người. Con người gây ra nghiệp con người phải tự chịu trách nhiệm về những nghiệp đã gây ra. 
Như mẹ con Cám suốt đời thực hiện nghiệp ác và phải nhận quả báo với một kết cục cực kỳ tệ hại. 
Còn cô Tấm, với tính ngoan hiền, vị tha, nhân ái, hướng thiện đã tạo phúc lành cho mình và nhận được những điều tốt đẹp ngay trong cuộc đời trần thế. Chẳng những thế, nghiệp thiện của vòng đời đầu còn cho cô Tấm có những hóa thân đẹp về sau. 
Tuy nhiên, những hóa thân của cô Tấm do không quên được vinh hoa từ cuộc đời trước – Hoàng hậu, nên chỉ nhăm nhăm đi đòi những danh lợi phù du đã mất, mà quên đi việc tu tâm tích đức, hướng thiện, tích lũy quả Phúc. Chẳng những thế còn thực hiện những nghiệp ác và những nghiệp ác khủng khiếp. 
Có thể hiểu thông điệp của truyện Tấm Cám như sau : Một đời tu nhân tích đức, tạo dựng nghiệp thiện có thể nhận được những điều tốt đẹp cho mình và truyền lại quả Phúc cho những đời sau. Những thế hệ sau lại phải tiếp tục hướng thiện, tu dưỡng tâm đức để cho quả Phúc thêm dày. Nếu không hướng thiện, nghiệp ác có thể đến bất cứ lúc nào và nó xói mòn quả Phúc. Và khi hết Phúc là lúc nghiệp ác chất chồng. Hậu quả khủng khiếp không lường trước được. Vì thế, những gì cô Tấm – Hoàng hậu 2 – hóa thân 5 lần của cô Tấm – Hoàng hậu 1 sẽ phải nhận có thể suy ra từ cuộc đời của mẹ con Cám.
Thông điệp rõ ràng như thế, không cần phải viết lại phần kết của truyện Tấm Cám.
Mấy điều thiển nghĩ. Xin các cao nhân lượng thứ!

Tấn Thế (sưu tầm) gởi đến blog

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

6 TIN VUI

Chiềng làng chiềng xã
thượng hạ xa gần
tây viễn đông lân
nghe tin Hữu Đức.
Nhiều năm gắng sức
Vẫn chẳng ăn thua
Minh mạng tiến vua
tắc kè hải mã...
Của ngon vật lạ
ba sáu ngón nghề
pín cọp dái dê...
vẫn là công cốc.
Nhờ ơn mưa móc
Thái Chấn ra tay
sách quí trao ngay
cấp kỳ hiệu quả.
Đợi chờ ròng rã
Hoàng tử chào đời
Giáp tý mười ba
nặng ba kí rưỡi.
loa...loa...loa...

Mõ Quảng ngãi, Tấn Thế.

1 Nói nhảm cho vui..

Tấn Vinh suu tầm một số câu "nói nhảm" để anh em đọc cho vui, giảm stress:

  1. Phải biết điềm tĩnh trước gái xinh và không giật mình trước gái xấu.
  2. Không được đầu gấu với gái ngoan và ko cần nhẹ nhàng với gái dữ.
  3. Không được tự tử nếu mất gái ngon và ko ngậm bồ hòn ôm gái nát.
  4. Không được bộc phát thích gái teen và ko được ném mình vào gái ế.
Cuộc đời là 1 vòng luẩn quẩn:
  • Sinh ra 2 tuổi ĐÁI BÔ
  • 20 tuổi có BỒ
  • 30 tuổi làm BỐ
  • 40 tuổi lại có BỒ
  • 50 tuổi sợ chết tập đi BỘ
  • 60 tuổi lo tẩm BỔ

Công việc 1 ngày của một bà nội trợ:
  • Sáng giặt quần áo
  • Trưa phơi quần áo
  • Chiều thu quần áo
  • Tối là (ủi) quần áo
  • Đêm cởi quần áo
  • Sáng tìm quần áo ..đem giặt
Gương kia ngự ở trên tường...bao giờ ta gặp được người yêu ta... gương cười gương bảo lại rằng : "Mặt mày mà có người yêu tao cùi".

Tiền thì anh không thiếu! Nhưng nhiều thì anh không có

Mẹ mày
Cha mày
Bà nội mày
Tổ cha mày
Cả dòng họ nhà mày
…………………………
Đều mong mày thành đạt
Ráng lên nha mày


Ông già đội mũ lù xù,
Hỏi thăm cô gái chợ Mu chỗ nào.
Cô gái ngả nón ra chào,
Đi qua phố Rốn,rẽ vào chợ Mu.

Huỳnh Tấn Vinh  (sư tầm)